Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua hoa quả không rõ nguồn gốc
(ảnh tại chợ Phương Lâm).

Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua hoa quả không rõ nguồn gốc (ảnh tại chợ Phương Lâm).

(HBĐT) - Thời gian gần đây, người tiêu dùng lo lắng, trước thông tin các loại hoa quả ngâm, tẩm chất bảo quản vượt quá ngưỡng cho phép. P.V Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Vũ Xuân Cương – Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh để hiểu thêm vấn đề kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hoa quả trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Xin ông cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về thị trường hoa quả của cả nước nói chung, trong đó có tỉnh ta?

 

Ông Vũ Xuân Cương: Trước đây, theo thói quen sinh hoạt, hoa quả trên thị trường chỉ được xem là hàng hóa phụ, không phải mặt hàng chính. Đời sống kinh tế - xã hội đang ngày một đi lên, nhu cầu tiêu thụ hoa quả của người dân ngày càng lớn. Ngoài lượng hoa quả nội địa dồi dào, các sản phẩm hoa quả xuất xứ nước ngoài theo đường tiểu ngạch cũng có mặt phong phú trên thị trường Việt Nam.

 

Tại thị trường tỉnh ta, lượng hoa quả nội địa từ các tỉnh miền Nam, miền Bắc và trong tỉnh chiếm khoảng 50%, còn lại 50% hàng nhập từ nước ngoài. Trong đó, hàng nhập từ các nước châu Âu, châu Mỹ (thường theo đường hàng không), chiếm tỷ lệ ít ỏi. Đa phần là mặt hàng hoa quả xuất xứ Trung Quốc, chủ yếu là nho, táo, quýt, cam, lê. Vấn đề ATVSTP hiện nay đang được các cấp quản lý và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, nhất là thị trường hoa quả lại tương đối phức tạp.

 

P.V: Gần dây người tiêu dùng hoài nghi và không mấy yên tâm khi sử dụng hoa quả lưu thông trên thị trường tỉnh. ở góc độ kiểm tra, kiểm soát hàng hóa thị trường, ông có điều gì muốn chia sẻ?

 

Ông Vũ Xuân Cương: Hiện tại, chúng ta không có thiết bị, công cụ để tìm, xác định sản phẩm có hóa chất bảo quản vượt ngưỡng hay không. Trong bảo quản hoa quả, việc sử dụng hóa chất để duy trì sử dụng sản phẩm lâu hơn là một tiến bộ khoa học, nếu đúng hàm lượng quy định sẽ không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đã có không ít nhà sản xuất lạm dụng hóa chất quá mức cho phép gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người. Việc sử dụng hóa chất tập trung nhiều ở hoa quả xuất xứ Trung Quốc. Hoa quả nội địa đang lưu thông trên địa bàn tỉnh như thanh long, măng cụt, dưa hấu, dưa vàng, nhãn… có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ hay như cam, quýt địa phương tỉnh ta sản xuất cũng có dùng hóa chất bảo quản nhưng mức độ dùng chưa phổ biến. Hóa chất mà nhà sản xuất trong nước sử dụng phần lớn cũng từ nguồn nhập khẩu.

 

Có một số vấn đề đặt ra, đó là mặt hàng hoa quả do nông dân sản xuất ra mà nông dân là đối tượng không phải sử dụng hóa đơn, chứng từ. Bởi vậy, khi người buôn bán, kinh doanh mua lại sản phẩm của nông dân bán ra thị trường cũng không có hóa đơn. Về hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu có sự kiểm soát của cơ quan chức năng cũng phải được quản lý ngay từ cửa khẩu. Bởi khi đã qua đường tiểu ngạch vào thị trường tiêu thụ nội địa, hàng đã không còn bao bì nguyên kiện, cũng có nghĩa là không đủ căn cứ pháp lý để xác định đâu là hoa quả Trung Quốc, đâu là hoa quả nội địa. Nhiều khi quả táo, lê của Trung Quốc đem so với sản phẩm cùng loại của tỉnh Lạng Sơn cũng chẳng khác nhau, nhất là quả đã không còn nhãn, mác.

 

Với vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường trong thời gian qua, lực lượng QLTT tỉnh đã tập trung kiểm tra về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hoa quả nhập khẩu. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát diễn ra tại các đầu mối giao thông thủy, bộ, điểm tập kết hàng hóa. Khó khăn vấp phải là thương nhân dùng “thủ thuật” bỏ hết bao bì, cho vào tải hoặc hộp xốp tiêu thụ nên không dễ xử lý. Với hoa quả sản xuất trong nước, do không có hóa đơn, chứng từ nên lực lượng QLTT tỉnh thường kiểm tra về bảng kê hàng hóa, chữ ký của người giao hàng làm căn cứ giúp phần nào hạn chế việc kinh doanh hoa quả không có nguồn gốc, nhãn mác tràn lan.

 

PV: Vậy, ông có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng tỉnh trong sử dụng hoa quả?

 

Ngay như bản thân người buôn bán, kinh doanh hoa quả nhiều khi cũng không rõ xuất xứ của nó. Trong lúc này, cách tốt nhất đề phòng là khi mua hàng hóa nói chung, mặt hàng hoa quả nói riêng, người dân cần tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, quan sát và chỉ mua sản phẩm hoa quả có độ nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, cảnh giác với các loại quả có màu sắc khác màu bình thường. Trước khi tiêu dùng, lưu ý ngâm, rửa sạch, dùng thiết bị sục ôzôn khử độc là tốt nhất.

 

P.V: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

 

                                                                           

                                                           Bùi Minh (thực hiện)

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục