Nông dân xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư mô hình chăn nuôi lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng TTCX ngay giai đoạn đầu triển khai trên địa bàn tỉnh. Các công trình đường, chợ, nước sinh hoạt… được đầu tư xây dựng đã góp phần mang lại diện mạo mới cho trung tâm xã, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ chương trình xây dựng TTCX, xã đã tiếp nhận nhiều chương trình, dự án triển khai trên địa bàn như Chương trình 135, DAGN, đầu tư xây dựng cơ bản, khai hoang…, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng kiên cố, khang trang, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Cao Sơn là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm 65%, CN-TTCN, xây dựng chiếm 6%, dịch vụ-thương mại chiếm 29%. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất trên các lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu KT-XH, giữ vững an ninh trên địa bàn. Toàn xã có trên 1.100 ha đất gieo trồng với các loại cây trồng chính là lúa, ngô, sắn, dong riềng, mía đường. Khắc phục khó khăn do thiên tai, thời tiết gây ra, bà con chú trọng đầu tư chăm sóc cây trồng, đảm bảo năng suất, sản lượng. Năng suất ngô đạt bình quân 55- 60 tạ ha, sắn 10 tấn/ha, mía đường 55 tấn/ha, dong riềng 16 tấn/ha. Trong chăn nuôi, UBND xã chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng dịch, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Hoạt động chuyển giao KH-KT, trang bị kiến thức cho nông dân được xã chú trọng, thời gian qua xã đã mở các lớp tập huấn về trồng ngô, mía, lúa nước, chăn nuôi, thú y cho bà con tham gia học tập. Chú trọng phát triển, khai thác nguồn lợi từ rừng, nhân dân đã tự bỏ vốn trồng 150 ha rừng, chủ yếu là các loại cây xoan lai, mỡ, lát, keo lai. Trong năm qua, doanh thu từ sản phẩm gỗ vườn tự trồng, măng tre, luồng là 3 tỉ đồng, đạt 150% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy- chữa cháy rừng được quan tâm thường xuyên, triển khai đến các thôn, bản, không để xảy ra cháy rừng.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống mới năng suất, chất lượng cao phù hợp với xã vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng KH-KT đã mang lại những kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở Cao Sơn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 5.667 tấn, riêng thóc 680 tấn, kế hoạch năm 2012 đạt 5.800 tấn, riêng thóc 700 tấn. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 13 triệu đồng/năm, số hộ nghèo toàn xã còn 313 hộ, chiếm 32,38%, hộ cận nghèo 131 hộ. Các hoạt động văn hóa- xã hội, y tế, QP- AN có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. CVĐ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được nhân dân đồng tình ủng hộ, phấn đấu xây dựng gia đình, làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa. Toàn xã có trên 71% hộ được công nhận gia đình văn hóa, trên 77% thôn, xóm đạt làng văn hóa. 100% trường học, cơ quan đạt văn hóa. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế xã có 7 người, 9/9 xóm có nhân viên y tế thôn, bản. Ngành y tế thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, thực hiện đầy đủ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng văcxin, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trên địa bàn chiếm 19,6%, xã duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hàng năm, xã tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân, tự vệ, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, nhân dân. Ban công an xã chủ động, tích cực bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động, vụ việc xảy ra ở cơ sở để kịp thời giải quyết, xử lý. Nhờ đó, tình hình an ninh nông thôn được ổn định, giữ vững, không để có vụ việc lớn, điểm nóng xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi để xã thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xóa đói - giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo bền vững.
Hà Thu
(HBĐT) - Sáng 19/10, đại diện tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là tổ công tác) do ông Nguyễn Bằng Giang, Phó trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Từ ngày 10 – 18/10, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị phổ biến Luật Thủy sản và một số nghị định hướng dẫn thi hành cho 180 đại biểu là cán bộ, công chức Sở NN & PTNT, một số sở, ngành liên quan, phòng NN & PTNT các huyện, thành phố trực thuộc sở, trạm KN-KL các huyện Tân Lạc, Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc, trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình và đại diện 19 xã vùng hồ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 18/10, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ giá đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam.
Đó là nhận định của các đại biểu tại buổi họp ngày 18/10 của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Chủ tịch Ủy ban.
Tổng Giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) Trương Thanh Phong cho biết Vinafood 2 vừa ký với Bulog, cơ quan hậu cần của Indonesia, hợp đồng tập trung cung cấp 300.000 tấn gạo loại 15% tấm. Thời gian giao hàng từ cuối tháng 10 đến cuối năm 2012. Đây cũng là thời điểm thu hoạch lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long.
(HBĐT) - Ngày 12/10, Trung tâm GTVL tỉnh phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2012. Phiên giao dịch đã thu hút 600 lao động và 45 doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trong, ngoài tỉnh trực tiếp tuyển dụng, tuyển sinh tại sàn. 132 lao động tuyển dụng tại sàn, 54 lao động được doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp.