Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

(HBĐT) - Đó là ý kiến khẳng định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình bên lề hội thảo “Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư tỉnh Hòa Bình” được tổ chức vào sáng ngày 24/10 vừa qua. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

 

PV: Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh Hoà Bình đã khẳng định sự quan tâm, quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). VCCI là đơn vị thực hiện và công bố PCI hàng năm. Ông có thể giới thiệu đôi nét về chỉ số quan trọng này?

 

Ông Vũ Tiến Lộc: PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp, dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa VCCI và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Chỉ số này được công bố hàng năm, bắt đầu từ năm 2006. Đến nay, các địa phương trong cả nước đều rất coi trọng PCI, xem đây là chỉ báo tham khảo đáng tin cậy để nhìn lại mình và tìm ra giải pháp nâng cao năng lực điều hành, cải thiện môi trường đầu tư. Hiện, cả nước có khoảng 40 tỉnh, thành đã ban hành các nghị quyết, chương trình hành động nhằm nâng cao chỉ số PCI.

 

Tôi xin nhấn mạnh rằng PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá chất lượng quản lý, điều hành nền kinh tế của chính quyền cấp tỉnh. Đây không chỉ là một bảng xếp hạng đơn thuần, mà đang trở thành tấm gương để lãnh đạo chính quyền địa phương tự soi mình và tìm ra những động lực mới. Đây còn là tiếng nói trung thực của cộng đồng doanh nghiệp, dân doanh đánh giá về chất lượng hoạt động của các cơ quan chính quyền. Chính vì vậy, hiện nay, PCI là một trong những kênh thông tin khách quan, hữu ích, đáng tin cậy để nhà đầu tư tham khảo trước khi lựa chọn điểm đến cho các chương trình, dự án của họ.

 

 

PV: Thưa ông, theo bảng xếp hạng PCI năm 2011, tỉnh HB đã cải thiện được vị trí, xếp thứ 47/63, tăng 13 bậc so với năm 2010. Ông đánh giá thế nào về kết quả này?

 

Ông Vũ Tiến Lộc: Theo báo cáo về chỉ số PCI năm 2011, Hoà Bình được 56,52 điểm, tăng 6,63 điểm so với năm 2010, xếp vị trí 47/63, tăng 13 bậc so với năm 2010. Với kết quả này, Hoà Bình từ nhóm tương đối thấp vươn lên nhóm khá, thoát khỏi vị trí cuối bảng xếp hạng cả nước (xếp thứ 60 trong hai năm 2009, 2010). Đây là kết quả cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, dân doanh, đồng thời thể hiện sự gia tăng mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh.

 

Nhìn vào kết quả đánh giá PCI năm 2011 có thể thấy môi trường đầu tư của tỉnh đã có sự cải thiện rõ rệt, trong đó một số điểm sáng được nhà đầu tư phản hồi tương đối tốt. Cụ thể, trong 10 chỉ số thành phần của PCI, Hoà Bình có 4 chỉ số được cải thiện về thứ bậc xếp hạng và đạt số điểm cao hơn so với năm 2010, gồm chỉ số về tính minh bạch, gia nhập thị trường, hỗ trợ lao động, chi phí thời gian. Tuy nhiên, các chỉ số về tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tính năng động… chưa được đánh giá cao, đứng vị trí thấp trong bảng xếp hạng cả nước. Tôi cho rằng kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua là tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Thực tế đòi hỏi tỉnh cần tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá hơn để sẵn sàng đón nhận những làn sóng đầu tư mới, dần dần nâng cao vị thế.

 

 

PV: Theo ông, Hoà Bình cần bám sát những định hướng nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước?

 

Ông Vũ Tiến Lộc: Trước hết, tôi khẳng định một thuận lợi lớn là quyết tâm chính trị của tỉnh. Với trọng trách là người đứng đầu VCCI, tôi vui mừng nhận thấy lãnh đạo tỉnh đã có quyết tâm chính trị rất cao trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tôi tin rằng khi có quyết tâm chính trị kèm theo chương trình hành động cụ thể, quyết liệt, tỉnh Hoà Bình  nhất định sẽ thực hiện được những bước tiến dài trong lộ trình thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.  

 

Hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Hoà Bình  cần xây dựng chương trình hành động, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị tham gia, xác định rõ các nội dung tác động trực tiếp đến chỉ số PCI để tập trung thực hiện. Theo tôi, tỉnh cần tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh thời gian và nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công; minh bạch, xã hội hóa việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh; tăng cường vai trò của Hội doanh nghiệp, thiết lập các kênh đối thoại thường xuyên, hiệu quả giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp… Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn, chính quyền địa phương cần kịp thời nắm bắt tình hình và có những hành động quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, sự đồng hành giữa chính quyền và doanh nghiệp sẽ tạo ra lực đẩy quan trọng cho nền kinh tế.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.

 

 

 

                                                                   Thu Trang (thực hiện)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các thành viên tổ công tác tìm hiểu khó khăn của Công ty Cổ phần Đại Lâm (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hiện đang gặp khó khăn lớn về tài chính do lượng khách ít, dư nợ vay ngân hàng cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giải ngân 230 tỷ đồng cho Chương trình 134,135, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Ngày 24/10, UBND tỉnh có Công văn 1210/UBND-NNTN gửi Ban Dân tôc, Kho bạc Nhà nước tỉnh về việc giải ngân vốn các chương trình 134, 135, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn kế hoạch năm 2011 kéo dài và kế hoạch năm 2012.

Tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã từng bước giảm dần lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn cùng với khách hàng. Mặt khác, từ ngày 15/7/2012, các TCTD trên địa bàn đã tiến hành rà soát các khoản vay cũ, thực hiện điều chỉnh giảm cơ bản lãi suất về mức 15%/năm. Lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 12 - 13%/ năm; lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất khác của các Ngân hàng từ 13- 15%/ năm.

Ổn định thị trường thực phẩm gia cầm

(HBĐT) - Gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Tuy nhiên, với nỗ lực vào cuộc của nhiều cấp, ngành, dịch đã cơ bản khống chế, không phát thêm ổ dịch mới. Nhóm hàng thực phẩm nhờ đó vẫn giữ được ổn định về giá cả, sức mua. Người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi chọn, mua gia cầm, các sản phẩm gia cầm.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,39%

(HBĐT)- Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 so với tháng 9 tăng 0,39%. Có 5 nhóm chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (0,94%); Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (0,89%); Hàng hoá và dịch vụ khác (0,86%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (0,45%); Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (0,36%). 6 nhóm chỉ số giá ổn định gồm: Đồ uống và thuốc lá; May mặc, mũ nón, giày dép; Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Giáo dục; Văn hoá, giải trí và du lịch.

Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV

(HBĐT) - Ngày 24/10/2012, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV tại tỉnh Hoà Bình. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.

Mai Châu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sử dụng điện

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Mai Châu hiện có 98,8% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Số hộ chưa được sử dụng điện gồm: 40 hộ dân bản Táu Nà của xã Cun Pheo, 45 hộ xóm tái định cư Phiêng Sa của xã Đồng Bảng, 25 hộ bản Tà Song A của xã Pà Cò, 39 hộ xóm Tam Hòa của xã Tân Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục