Các đại biểu tham quan mô hình nuôi hươu của hộ anh Nguyễn Văn Trường (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi hươu của hộ anh Nguyễn Văn Trường (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

(HBĐT) - Sáng 31/10, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế (KKPTKT) thành phố Hòa Bình đã tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi hươu cái sinh sản và hươu đực lấy nhung lại CLB Khuyến nông – khuyến lâm xóm Chùa (xã Thống Nhất). Đây là một trong 08 mô hình khuyến nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được Trung tâm thực hiện trong năm 2012.

 

Mô hình được triển khai từ tháng 1/2012 với sự tham gia của 3 hộ sản xuất là hội viên của CLB KNKL xóm Chùa, tổng kinh phí thực hiện là 246,6 triệu đồng, trong đó 136,1 triệu đồng do Nhà nước hỗ trợ và 110,5 triệu đồng do các hộ tự đóng góp. Sau khi tổ chức thăm quan học tập mô hình chăn nuôi hươu tại tỉnh Ninh Bình, Trung tâm KKPTKT TPHB đã xây dựng mô hình với quy mô 14 con hươu, gồm 4 con đực và 10 con cái. Các hộ tham gia mô hình đã thống nhất thực hiện theo đúng các quy trình kỹ thuật do Trung tâm hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu về chuồng trại, lượng thức ăn, chế độ nước uống, quản lý dịch bệnh… Kết quả đến nay, sau gần 7 tháng nuôi, đàn hươu của các gia đình đều phát triển tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong 10 con cái có 2 con đã đẻ (nâng tổng đàn từ 14 con lên 16 con) và 5 con đang chửa, trong 4 con đực có 2 con đã cho thu hoạch nhung. Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, khả năng sinh trưởng và phát triển của hươu là tốt, nuôi hươu không mất nhiều thời gian và công sức, chi phí trong thời gian chăn nuôi cũng không cao, nguồn thức ăn dễ tìm, có thể tận dụng nguồn phụ phẩm của trồng trọt. Về giá trị kinh tế, từ việc bán nhung và xuất hươu con, các hộ chăn nuôi dự kiến sau 2 năm sẽ thu hồi vốn và bắt đầu thu lãi đều đặn với mức trên 15 triệu đồng/hươu con, 20 triệu đồng/kg nhung hươu.

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác

Xã Cao Dương được hưởng lợi từ dự án năng lượng nông thôn REII với mức đầu tư 2,8 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012, xã sẽ đạt tiêu chí điện nông thôn.
Giống lúa BC 15 được đánh giá phù hợp với đồng đất Kim Bôi. Ảnh: Hội thảo đầu bờ đánh giá chất lượng giống lúa BC 15 tại xã Hợp Kim (Kim Bôi).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cấp trên 103.600 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2012, Sở TNMT đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất và cho 43 tổ chức thuê đất với tổng diện tích trên 1.994 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 20 tổ chức, diện tích gần 226,5 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với tổng số giấy chứng nhận 103.624/151.082 giấy, đạt tỷ lệ 68,5%.

Hơn 3,5 tỷ đồng chi trợ cấp thất nghiệp

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10, toàn tỉnh có 588 người nộp hồ sơ hưởng BHTN. Số người có quyết định hưởng BHTN hàng tháng phân theo độ tuổi bao gồm: 49 nam, 109 nữ dưới 24 tuổi; 96 nam, 140 nữ từ 25 – 40 tuổi; 18 nam, 15 nữ trên 40 tuổi.

Tháng 10, chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp tăng 0,6%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhờ sản xuất công nghiệp tiếp tục có sự phục hồi nên kết thúc tháng 10 năm 2012, chỉ số sử dụng lao động trong ngành công nghiệp tiếp tục tăng nhẹ. Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 10/2012 đã tăng 0,6% so với tháng 9/2012.

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2: Chủ động tìm kiếm đối tác đa dạng hoá liên kết thị trường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30-31/10, BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh đã tổ chức hội thảo đánh giá hoạt động đa dạng hoá các cơ hội liên lết thị trường - dự án giảm nghèo tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2. Tham dự có đại diện Sở KH-ĐT Hoà Bình, BQL dự án giảm nghèo các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, các tổ chức phi chính phủ và đông đảo các doanh nghiệp cùng tham gia thị trường.

Lạc Thủy trồng 600 ha cây vụ đông

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy đặt kế hoạch gieo trồng 673 ha cây vụ đông; đến nay, toàn huyện đã trồng được 600 ha. Trong đó, cây ngô trên 130 ha, khoai lang trên 100 ha, rau các loại trên 200 ha…Các xã có tiến độ trồng cây vụ đông nhanh là Khoan Dụ, Yên Bồng, Đồng Tâm, Lạc Long.

4 tổ chức hội - nhịp cầu dẫn vốn

(HBĐT) - Sáng tạo trong điều hành đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đây, nguồn vốn chính sách đã đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, 4 tổ chức hội, đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên chính là cơ sở vững chắc để NHCSXH tin tưởng ủy thác thực hiện cho vay vốn ưu đãi, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ dân, giúp họ đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục