Kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng bí xanh đạt hiệu quả cao với năng suất gần 1 tấn/sào, chất lượng quả tốt, tỷ lệ quả thương phẩm cao.

Kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng bí xanh đạt hiệu quả cao với năng suất gần 1 tấn/sào, chất lượng quả tốt, tỷ lệ quả thương phẩm cao.

(HBĐT) - Tỉnh ta vừa kết thúc thắng lợi sản xuất vụ mùa, hè thu. Nhìn lại diễn biến của vụ sản xuất quan trọng này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hoàng Văn Tứ nhấn mạnh: Nông dân trong tỉnh đã bảo toàn được thành quả lao động trước những yếu tố khách quan gây nhiều bất lợi như thời tiết xấu, sâu bệnh hại… Có thể nói, cùng với nỗ lực tự thân của người nông dân, sự vào cuộc tích cực, kịp thời, hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành đã đẩy lùi được những nguy cơ, tạo nên một vụ sản xuất thành công trên nhiều phương diện.

           

Bước vào sản xuất vụ mùa, hè thu, nông dân trong tỉnh phải đối mặt ngay với áp lực từ thời tiết. Ngay từ đầu vụ đã xảy ra 3 đợt nắng nóng, tuy không kéo dài nhưng đã gây hạn cục bộ ở một số địa bàn. Thời kỳ cao điểm, toàn tỉnh có 3.723 ha lúa và cây màu bị hạn. Nhờ làm tốt công tác thủy lợi kết hợp với có mưa bổ sung nên ảnh hưởng của nắng nóng không đáng kể, các loại cây trồng nhìn chung đã sinh trưởng, phát triển ổn định.

           

Vượt qua nguy cơ hạn hán, đến trung tuần tháng 8, sản xuất nông nghiệp lại lao đao đối mặt với ảnh hưởng của cơn bão số 5. Nhất là trong các ngày từ 16-20/8, bão số 5 gây ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, dẫn tới ngập úng cục bộ một số nơi. Nước vừa kịp rút mấy ngày thì đến đầu tháng 9 lại tiếp tục xảy ra mưa nhỏ, mưa vừa kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến một số diện tích lúa trà chính vụ đang trỗ bông, phơi màu.

           

Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Mưa kéo dài đã gây ngập cục bộ tại một số nơi trên địa bàn huyện, chủ yếu là những vùng có địa hình trũng như xã Yên Bồng, An Lạc, An Bình, Lạc Long… Sau mưa, sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu phát sinh và gây hại trên diện tích lúa đang phân hóa đòng. Thống kê có thời điểm diện tích lúa bị nhiễm lên khoảng 200 ha. Ngay sau khi xác định diện tích nhiễm, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo việc phun thuốc diệt trừ sâu ở giai đoạn sâu non tuổi 1-3. Nhờ đó đã kịp thời khống chế mức độ gây hại của sâu cuốn lá.

           

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, trong vụ mùa năm nay, sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu xuất hiện và gây hại từ cuối tháng 7. Trong đó, trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ từ ngày 20/7 – sớm hơn cùng lứa năm trước 7-10 ngày, sâu non hại diện hẹp trên trà lúa sớm từ đầu tháng 8. Tổng diện tích nhiễm các lứa sâu là 3.452,5 lượt ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 445 lượt ha, diện tích xử lý thuốc hóa học là 2.117 ha, không có diện tích giảm trên 70% năng suất. Ngoài sâu cuốn lá, trên cây lúa vụ mùa còn xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại khác, như dịch ốc bươu vàng (diện tích nhiễm là 1.937 ha), tập đoàn rầy (2.874 lượt ha), bệnh khô vằn (4.345,2 ha), bệnh vàng lá (311 ha) bọ xít dài (473 ha), sâu đục thân bướm hai chấm (61 ha), chuột (157 ha bị hại)… Các đối tượng khác như bệnh đốm nâu, tiêm lửa, nhện gié… gây hại rải rác, cục bộ từng ruộng, từng vùng, với tổng diện tích nhiễm khoảng trên 1.000 ha.

 

Không chỉ riêng cây lúa, trên các cây trồng cạn cũng xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại, có nguy cơ làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng nếu không kịp thời triển khai các biện pháp khống chế. Trên cây ngô, diện tích nhiễm các đối tượng như bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột là 118,5 ha (vụ hè thu năm 2011, diện tích nhiễm là 92 ha). Trên cây lạc, đậu tương, đối tượng gây hại chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh sương mai, bệnh héo xanh, đốm lá… Diện tích nhiễm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với tổng diện tích là 87 ha (trong khi năm 2011 chỉ có 2 ha). Sâu bệnh hại trên cây mía cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với tổng diện tích khoảng 370 ha (năm 2011 là 8 ha)… Theo thống kê của Chi cục BVTV, toàn tỉnh có 15.332,7 lượt ha các loại cây trồng vụ mùa, hè thu bị nhiễm các đối tượng dịch hại, trong đó diện tích nhiễm nặng là 2.403,3 lượt ha.

 

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và các đối tượng dịch hại, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ thực vật nhằm kiểm soát những tác động xấu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Theo đó, công tác điều tra, phát hiện và dự tính dự báo được xác định là công tác trọng tâm của Chi cục BVTV cũng như mạng lưới các Trạm BVTV. Chế độ thông tin, báo cáo hai chiều về tình hình sâu bệnh và diện tích nhiễm dịch hại được duy trì đều đặn 7 ngày/lần. Trong tháng cao điểm của sâu bệnh, Chi cục BVTV đã huy động tối đa lực lượng cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngày nghỉ. Cùng với việc nắm bắt chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại, Chi cục đã kịp thời ban hành các công văn khẩn, công điện khẩn nhằm thông báo, tham mưu, đề xuất, đề nghị các biện pháp phòng trừ. Đặc biệt, trong nỗ lực chung, 122 tổ dịch vụ BVTV với trên 750 thành viên đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, tổ chức điều tra, phát hiện tình hình dịch hại và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tại cơ sở.  Sự vào cuộc đồng bộ, sâu sát và quyết liệt đó của các lực lượng chuyên ngành đã góp phần tích cực giúp nông dân các địa phương khống chế được những yếu tố bất lợi chi phối hiệu quả sản xuất. Kết quả là mức độ gây hại của các đối tượng thiên địch đã được hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Theo ghi nhận của Chi cục BVTV, tổng thiệt hại do các loại sâu bệnh chính gây ra trong vụ đã được khống chế ở mức dưới 1,5% tổng sản lượng các loại cây trồng trong vụ; trong tổng diện tích trên 15.300 ha bị nhiễm dịch hại, chỉ có 0,2 ha bị giảm trên 70% năng suất. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận, cho thấy quyết tâm của ngành NN&PTNT trong nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ dịch hại, bảo toàn thành công năng suất và sản lượng các loại cây trồng vụ mùa, hè thu 2012.

 

Đánh giá cao kết quả này, ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Cùng với nỗ lực tự thân của người nông dân, sự vào cuộc tích cực, kịp thời, hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành khi triển khai công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng đã tạo nên một vụ sản xuất thành công trên nhiều phương diện. Thành công của vụ mùa, hè thu đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012, giúp tỉnh ta tiếp tục đảm bảo tốt an ninh lương thực./.

 

 

                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn tặng giấy khen cho 10 tập thể, 23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến nông giai đoạn 1993- 2002.
Anh Nguyễn Đức Hải chăm sóc đàn hươu đang chuẩn bị cho thu hoạch nhung.

Kim Bôi mở rộng diện tích sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Đến thời điểm này, những trà lúa hè thu trên địa bàn toàn huyện Kim Bôi đã cơ bản được thu hoạch xong, năng suất bình quân ước đạt 54,2 tạ/ha. Niềm vui được mùa đã tạo động lực phấn khởi cho bà con nông dân ở đây bắt tay ngay vào sản xuất vụ đông.

"Tối hậu thư" cho các ngân hàng yếu kém

Trong những phiên họp thường kỳ gần đây, Chính phủ liên tục nhắc nhở và yêu cầu NHNN hướng vào trọng tâm xử lý các ngân hàng yếu kém. Trong 9 ngân hàng được đưa vào diện tái cấu trúc, 5 ngân hàng đã bắt tay thực hiện.

Thung Khe: Bao giờ kinh tế nông nghiệp có sự bứt phá?

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, vẫn một lối canh tác cũ, cây ngô và cây lạc được đánh giá là chủ lực trong cơ cấu kinh tế của xã Thung Khe (Mai Châu). Với diện tích đất sản xuất so với dân số bình quân trên 1 ha/hộ, chưa kể đất rừng có lẽ là niềm mơ ước với nhiều địa phương. Song, thực tế hiện nay vẫn có đến ¾ số xóm của Thung Khe trong tình trạng kinh tế đặc biệt khó khăn. Câu hỏi này luôn canh cánh với cấp chính quyền xã Thung Khe nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lời giải?!

Giải ngân trên 370 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

(HBĐT) - Đến cuối tháng 10/2012, tỉnh đã giải ngân được 373 tỷ đồng vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ, đạt 77% kế hoạch. Trong đó, đầu tư lĩnh vực giao thông 55 tỷ đồng, lĩnh vực y tế 51 tỷ đồng, lĩnh vực giáo dục 48 tỷ đồng, lĩnh vực thủy lợi 217 tỷ đồng…

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 19,9% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10/2012 ước đạt 420 tỷ đồng, luỹ kế 10 tháng ước đạt 3.688,5 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2011 thực hiện 84,4% kế hoạch năm (Tính Công ty thủy điện Hòa Bình giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 570 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng ước đạt 5.548,9 tỷ đồng tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2011).

Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Thông tin từ phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết, đến cuối tháng 10, toàn huyện đã trồng được trên 700 ha các loại cây màu vụ đông, đạt gần 30% tổng diện tích theo kế hoạch. So với những năm trước, sản xuất vụ đông năm nay có diễn biến thuận lợi hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục