Anh Lê Duy Biền cùng vợ và các con.
(HBĐT) - Năm lên 8 tuổi bị tai nạn ô tô. Lần đó Lê Duy Biền ở tiểu khu Thạch Lý, Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) mất đi một cánh tay. Học hết cấp 3 anh quyết định ở nhà lập nghiệp. Đến nay, 27 tuổi anh đã gây dựng được cơ đồ mà nhiều người lành lặn vẫn khó có thể làm nổi: Nhà 2 tầng, ô tô chở hàng với thu nhập trừ chi phí mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Hầu như ở thị trấn Đà Bắc ai cũng biết đến Biền, anh dễ để mọi người biết đến không chỉ vì có một tay, Biền nổi tiếng trong vùng bởi tài đi buôn bán. Năm 1985 gia đình của Biền chuyển từ Thanh Hoá lên vùng kinh tế mới tại xã Yên Hoà, huyện Đà Bắc. Hôm đó, Biền cùng bố đi trên một chuyến xe, do đường lên Yên Hoà quá hiểm trở, chiếc xe đã bị lật. Biền văng ra khỏi xe và bị thành xe cán đứt một cánh tay trái cùng với nhiều vết thương trên người. Biền liên tục gọi bố trong tiếng thất thanh: “Bố ơi cứu con”. Nhìn con bị thương quá nặng và liên tục gọi bố, ông Đồng đau đớn đến quặn lòng. Biền được chuyển ngay xuống Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình để cứu chữa, sau đó phải chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Được chữa trị kịp thời cậu bé Biền đã qua khỏi cơn nguy kịch. Khi Biền ra viện, việc khó khăn nhất là đến trường. Biền mới bắt đầu đi học với một cánh tay. Biền gặp rất nhiều khó khăn. Biền kể: Chẳng biết suy nghĩ gì nên tôi không biết buồn. Đi học vẫn vô tư chơi đùa cùng các bạn như thường. Học đã khó, mọi sinh hoạt lại khó gấp bội. Làm cái gì cũng đập vào chân. Vừa đi học, vừa phụ giúp gia đình, đến năm 1996 Biền đã hoàn thành chương trình PTTH.
Nhà Biền vốn có nghề kinh doanh, buôn bán. Năm anh em mỗi người một lĩnh vực nhưng đều là những người kinh doanh hàng hóa có tiếng trong huyện. Sau khi rời khỏi ghế nhà trường, Biền vẫn quyết định chọn nghề đi kinh doanh. Quyết định đó đã làm mọi người ngạc nhiên. Thế nhưng anh đã chọn lựa thì không có ai có thể ngăn cản. Với một người lành lặn đã đành với anh bị mất một cánh tay mà đi buôn bán thì vất vả gấp bội. Ban đầu Biền đi mua bán thịt bò thịt bò và để có hàng bán Biền phải xuống tận các lò mổ ở Hà Tây lấy. Từ Đà Bắc đến lò mổ ngót nghét cả trăm cây số, Biền phải đi từ lúc 2h sáng. Lấy hàng xong lại quay về đón vợ rồi lên các xã miền núi bán. Công việc của anh cứ đều đặn như vậy suốt trong nhiều năm liền. Rồi anh chuyển sang buôn, bán cá từ Trung Hà (Phú Thọ) và gặp hàng gì thì mua hàng đó từ dưới xuôi lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc.
Cũng nhờ những chuyến đi mua, bán hàng, anh đã gặp chị Nguyễn Thị Hương, vợ anh bây giờ. Cảm phục trước nghị lực của anh, ngay lần đầu gặp gỡ Hương đã đem lòng yêu Biền. Năm 1993 anh chị tổ chức đám cưới. Giờ đây trong ngôi nhà ở tiểu khu Thạch Lý, thi trấn Đà Bắc luôn ngập tràn niềm hạnh phúc. Các con của anh chị đã đều khoẻ mạnh ngoan ngoãn. Anh Biền kể: Trước đây vợ chồng em vất vả lắm mỗi lần đi lấy hàng phải dậy từ 2 giờ sáng đi xe máy. Năm ngoái tích cóp được ít tiền em mua ô tô trị giá hơn 100 triệu đồng. Giờ hai vợ chồng đi lấy hàng từ hôm trước rồi đến sáng hôm sau mới về. Mưa nắng cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Anh cho biết: bây giờ em đi mua bán nhiều hàng chủ yếu măng, hoa quả mang về dưới xuôi bán và mang cá ngược lên vùng cao. Mỗi năm ngoài chi phí vợ chồng cũng bỏ ra được khoảng 100 triệu đồng để tích lũy nuôi con cái học hành.
Ngoài sự chịu thương chịu khó làm ăn anh Biền luôn vun đắp cho hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái chấp hành tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tham gia hưởng ứng và thực hiện đầy đủ các phong trào và hoạt động tại khu dân cư. Anh trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ ở thị trấn Đà Bắc về một người khuyết tật có ý chí vươn lên làm giàu cho gia đình đình và xã hội đúng với lời Bác dạy “Tàn mà không phế”.
Việt Lâm
(HBĐT) - Tính đến đầu tháng 10/ 2012, Sở Xây dựng đã thẩm định tổng số 22 hồ sơ, trong đó, có 4 hồ sơ thiết kế cơ sở và 18 hồ sơ tham gia ý kiến báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế cơ sở.
(HBĐT) - Theo sở Công thương: Các ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công gồm:
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 31 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,5 triệu USD và 1.617 tỷ đồng. Riêng trong tháng 10 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đăng ký là 106 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hỗ trợ sản xuất của huyện Lạc Thủy là 400 triệu đồng. Trong đó xã Phú Lão là 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản; xã Thanh Nông 100 triệu đồng thực hiện mô hình trồng rau sạch; xã Đồng Tâm 180 triệu đồng thực hiện 3 mô hình là trồng nấm, trồng cây có múi và chăn nuôi động vật hoang dã.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi có kế hoạch cứng hoá 13 km đường GTNT thực hiện ở 18 xã trên địa bàn, trong đó tỉnh hỗ trợ hơn 2.200 tấn xi măng để cứng hoá 11 km gồm 8,5 km loại mặt đường rộng 3m và 2,5 km loại mặt đường rộng 3,5m và ngân sách huyện hỗ trợ xi măng, cát, sỏi thực hiện 2 km.
(HBĐT) - Theo BQL Dự án Giảm nghèo, giai đoạn 2 của tỉnh, trong quý III/ 2012, tổng diện tích còn lại cho thu hoạch cây Thanh Hao hoa vàng thuộc 4 huyện nằm trong vùng dự án, bao gồm: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và Lạc Sơn đạt 57ha với tổng số hộ cho thu hoạch là 360 hộ.