CCB Vũ Thanh Đài, xóm Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ giới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về quy trình SX đá xây dựng của Công ty do ông làm giám đốc.
(HBĐT) - Rời quân ngũ trở về đời thường, mỗi người một điều kiện, hoàn cảnh nhưng hầu hết các CCB huyện Lạc Thủy đều bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Để có được như ngày hôm nay, đa số các anh đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng và một trong những “bàn tay trắng” nay đã có cơ ngơi khá vững vàng là CCB Lê Văn Hán ở thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm.
Năm 1989, sau 14 năm phục vụ trong quân ngũ (1975-1989), ông trở về địa phương là bệnh binh 2/3. Với ý chí tự lực, tự cường, sẵn sàng vượt khó của anh bộ đội Cụ Hồ, người bệnh binh trẻ quyết vượt lên hoàn cảnh khó khăn của gia đình để vừa ổn định kinh tế, vừa góp phần làm ra của cải cho xã hội. Bắt đầu từ việc khai hoang cấy lúa nước, trồng ngô, khoai, sắn. Sau đó với số vốn ít ỏi vay mượn của người thân, bạn bè, ông bắt tay vào nuôi lợn, gà, đào ao thả cá. Đến tháng 5/2008, ông đã quyết định tìm hiểu sâu mô hình nuôi hươu và đầu tư gần 30 triệu đồng mua 3 con hươu sao cao sản. Ngoài ra, ông Hán còn mạnh dạn đầu tư xây thêm chuồng trại chăn nuôi nhím và lợn rừng để nhân giống và cung ứng giống ra thị trường. Nhờ chịu khó học hỏi, biết ứng dụng KH-KT vào sản xuất, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông đã cho lợi nhuận hàng năm đạt trên 100 triệu đồng. Năm 2011, trừ chi phí, gia đình ông Hán thu lãi từ 120-130 triệu đồng.
“Thương người như thể thương thân”, CCB Vũ Thanh Đài ở xóm Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ, Giám đốc Công ty TNHH khai thác khoáng sản và VLXD Thăng Long Hòa Bình luôn tâm niệm như vậy. Xuất ngũ trở về địa phương, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sau hơn 25 năm tạo lập sự nghiệp từ nghề chăn nuôi gà, vịt thả cá, ông đã thành lập được công ty riêng với tổng giá trị đầu tư trên 15 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 40 lao động tại địa phương, trong đó, chủ yếu là con em CCB với mức lương từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, CCB Vũ Thanh Đài còn dành một phần lợi nhuận để ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa, đóng góp quỹ nghĩa tình đồng đội và quỹ từ thiện, nhân đạo...
“Thắng không kiêu, bại không nản”, CCB Nguyễn Văn Viện, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm luôn lấy đó làm lẽ sống để công tác và học tập. Sau hơn 6 năm phục vụ trong quân đội, hoàn thành nhiệm vụ trở về quê hương, phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, tinh thần gương mẫu của đảng viên, ông Viện luôn năng động, sáng tạo trong công cuộc XĐ-GN, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đã có nhiều năm tham gia công tác tại địa phương như: Chủ nhiệm HTX Ngọc Lâm, Bí thư chi bộ thôn Suối Tép và hiện nay đang là Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm. Không chỉ gương mẫu trong công tác, ông Viện còn luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương. Năm 1985, ông đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp. Để mở rộng mô hình trang trại, năm 2008, ông vay thêm 16 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư nuôi nhím, dê, trâu, bò và gia cầm. Nhờ chịu khó và sử dụng vốn vay có hiệu quả, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông đã có 4 ha keo và 0,5 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 12 con dê, 6 con nhím, 8 con bò, 2 con trâu và trên 50 con gà... Từ mô hình này, hàng năm, thu nhập của gia đình ông sau khi trừ chi phí đã đạt gần 200 triệu đồng. Ông Viện tâm sự: Tuy mỗi hội viên CCB một lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau nhưng họ sống ấm áp nghĩa tình đồng đội, luôn kề vai cùng bước tiếp để thoát khỏi nghèo khó. Kinh nghiệm họ đúc kết được là làm kinh tế không khó, nhưng khó ở tính kiên trì, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó, không khuất phục đói nghèo. Từ những việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa đó, các CCB tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo nhân dân hưởng ứng noi theo, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Tổng số dự án đầu tư và các KCN của tỉnh hiện nay là 58 dự án, trong đó có 13 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 327,24 triệu USD và 46 dự án đầu trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thông qua nhiều loại hình ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, ở các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy đã đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Có thể kể đến những mô hình tiêu biểu như mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của hộ nông dân Bùi Thị Vĩnh – khu 1, thị trấn Hàng Trạm, mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi của hội viên Nguyễn Thị Thủy – xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương, hội viên Phạm Văn Biên – xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng chuyên sản xuất vật liệu xây dựng…
(HBĐT) - Trong năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư Chương trình 135 là 124 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Sơn được mùa, tiếp tục phát triển ổn định. Tổng diện tích gieo trồng của huyện thực hiện 10.100 ha, hoàn thành kế hoạch.
(HBĐT) - Hiện nay, tỉnh ta có 179 xã khó khăn, 68 xã đặc biệt khó khăn, 23 xã ở vùng lòng hồ nằm trong chương trình quốc gia về XĐ-GN. Tại tỉnh ta, chương trình có 3 dự án lớn: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn, nhân rộng mô hình giảm nghèo và nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình với tổng kinh phí hơn 89 tỷ đồng.
(HBĐT) - Những khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SX-KD của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Để vực DN vượt qua khó khăn, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về thuế.