Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án tại khu vực đầm Quỳnh Lâm (TPHB).
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, thành phố Hòa Bình liên tục được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình đã và đang dần hiện hữu với hình hài rõ nét, góp phần từng bước cải thiện bộ mặt đô thị, đảm bảo cho thành phố xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh. Con số bình quân mỗi năm thành phố Hòa Bình được đầu tư trên dưới 300 tỷ đồng ngay cả trong những lúc kinh tế khó khăn phần nào cho thấy tỉnh ta đã và đang quyết tâm từng bước đưa bộ mặt đô thị thành phố ngày càng khang trang.
Trong những ngày cuối năm 2012, tại dự án nâng cấp đê Đà Giang kết hợp đường giao thông, tập thể cán bộ nhà thầu Công ty CP ĐTXDTM-NL Hoàng Sơn gấp rút triển khai thi công phần mặt đê đảm bảo tiến độ đề ra. Theo đại diện nhà thầu, dự án nâng cấp đê Đà Giang được khởi công vào cuối tháng 10/2012. Công trình có tổng chiều dài trên 6 km bờ phải và bờ trái sông Đà. Trong giai đoạn 1, công trình sẽ được thi công từ km 0 - km 0 + 600 thuộc địa bàn phường Phương Lâm với số vốn đầu tư được phê duyệt gần 27,2 tỷ đồng, trong đó, giá trị xây lắp trên 19 tỷ đồng. Kết cấu chiều rộng nền 12 m, chiều rộng làn xe 9 m được rải bê tông nhựa; đối với chiều rộng vỉa hè phía bờ sông thay đổi tuỳ thuộc từng mặt cắt. Ngoài ra, công trình còn được xây dựng mới hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ đường, cột km theo quy định của Bộ GT-VT.
Song song với đó, một dự án khác cũng khởi công cùng thời điểm nhằm nâng cấp đê Quỳnh Lâm tạo thành vành đai giao thông mới, giảm lưu lượng xe qua địa bàn thành phố bởi kết hợp với đường giao thông. Riêng 2 công trình này cũng có số vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng, được thực hiện liên tục trong nhiều năm tới đây.
Theo ông Lê Hồng Tiến, Giám đốc BQL đầu tư hạ tầng thành phố, trong những năm qua, hàng loạt dự án đầu tư được triển khai trên địa bàn. Điển hình như các dự án: đường Chi Lăng kéo dài, đường Trương Hán Siêu, đường Tỉnh hội phụ nữ, khu công viên tuổi trẻ... đã tác động lớn và tích cực đến đời sống của người dân khu vực thành phố.
Trong năm 2012, TPHB đã trình và phê duyệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho hàng chục công trình như: đường Hữu Nghị, đường Trương Hán Siêu (giai đoạn 1), đường Trần Quý Cáp; cải tạo, chỉnh trang hệ thống cây xanh dải phân cách đường Trần Hưng Đạo, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hàng chục công trình từ đường giao thông cho đến các công trình hồ, đập... Cùng với đó, thành phố còn chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống mặt đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước một số tuyến đường trên địa bàn.
Cũng theo ông Lê Hồng Tiến, thành phố đang làm công tác chuẩn bị đầu tư trên dưới 10 công trình như: khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố, nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh từ thành phố Hoà Bình đến huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), đường Nguyễn Văn Trỗi và đường lên khu vực đồi Ba Vành, đường nối từ đường Cù Chính Lan đến đầu đường Trần Hưng Đạo...
Trong năm 2013, dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu đầu tư có trọng điểm, hoàn thành sớm nhất từng hạng mục, dự án, đẩy nhanh tiến độ một loạt các công trình trọng điểm như: đường Trương Hán Siêu (giai đoạn 2), dự án công viên Tuổi Trẻ (giai đoạn 1 và 2), kè chống sạt lở ổn định KDC tổ 11, 12, phường Thái Bình. Đồng thời, phấn đấu làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu triển khai thi công các công trình giao thông, hàng loạt các dự án khác đang làm thủ tục triển khai thực hiện.
Hồng Trung
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2012, địa điểm nhà văn hóa xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong) nhộn nhịp chưa từng thấy. Đó là ngày hơn 100 hộ dân trong xóm náo nức đón dòng điện lưới quốc gia. Vốn là xóm có dân số đông nhất xã, giao thông đi lại khó khăn, người dân trong xóm bao năm nay luôn mơ về ánh điện quốc gia. Ngày đóng điện, không ít gia đình mổ lợn ăn mừng.
HBĐT) - Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) là một trong những vấn đề “nóng” nhất được đề cập trong hội nghị triển khai kế hoạch KT-XH và NSNN năm 2013 được Chính phủ tổ chức trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vừa qua.
(HBĐT) - Ngày 5/1, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Lạc Thủy. Đây là huyện có tiến độ sản xuất nhanh nhất so với các địa phương trong tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2012, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thủy phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do suy thoái kinh tế, lạm phát và các chính sách chống lạm phát.
(HBĐT) - Sản xuất chiêm - xuân được huyện Lạc Thủy xác định là vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Để chủ động triển khai, các xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành thu hoạch cây trồng vụ đông trên diện tích khoảng 600 ha.
Các chuyên gia của Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa đưa ra bản báo cáo về Kinh tế vĩ mô Việt Nam theo đó nhận định, 2013 sẽ là một năm tươi sáng hơn trong bối cảnh nhu cầu nội địa và quốc tế đang cải thiện chậm.