Cam Cao Phong đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Cam Cao Phong đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

(HBĐT) - Trong bối cảnh kinh tế thời hội nhập, để có được lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt thì một khâu không kém phần quan trọng so với công tác tuyên truyền, vận động đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Ý thức rõ vấn đề này, 3 năm qua, huyện Cao Phong đã hưởng ứng CVĐ “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng việc nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương, từng bước đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

 

Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm sau 3 năm triển khai thực hiện CVĐ “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bà Nguyễn Thị Xanh, Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong bày tỏ: Làm công tác mặt trận, chúng tôi ý thức rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của CVĐ vận động này. Ngay sau khi có hướng dẫn của cấp trên, Cao Phong đã tổ chức những buổi họp bàn, thành lập BCĐ và xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện. Trong 3 năm, chúng tôi đã phối hợp tổ chức  thành công một số hội chợ thương mại và hàng chục đợt  đưa hàng Việt về nông thôn do các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức thành viên thực hiện. Hoạt động tuyên truyền được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi và tuyên truyền miệng qua các cuộc hội họp của các ban, ngành, đoàn thể, KDC. Qua các hoạt động khảo sát thị trường và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân chúng tôi nhận thấy: thị hiếu của người tiêu dùng có thể thay đổi phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm. Trên cơ sở đó, BCĐ huyện đã đưa việc triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

 

Cao Phong là huyện mới có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Muốn tăng năng suất, chất lượng cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi đòi hỏi phải đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Trong những năm gần đây, Hội đồng khoa học huyện đã nêu cao vai trò tham mưu cho huyện đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-KT góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Hàng năm huyện đã huy động từ 300- 400 triệu đồng nguồn vốn từ ngân sách T.Ư, địa phương và các dự án  cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Với nguồn kinh phí này, huyện đã tập trung nghiên cứu ứng dụng KHKT trong sản xuất nông- lâm- tiểu thủ công nghiệp.  Cụ thể, đã đưa một số giống mới, đồng thời chuyển giao KHKT để người nông dân xoá bỏ ruộng 1 vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác. Trong đó, tập trung  vào phát triển cây ăn quả, nhất là cây có múi (cam, quýt, bưởi Diễn) và phát triển mía tím là cây trồng chủ lực cho thu nhập cao ở địa phương. Bên cạnh đó, huyện đầu tư cải tạo đàn trâu, bò theo hướng chăn nuôi hướng thịt để cung cấp ra thị trường. Trong tháng 2 vừa qua, huyện đã đưa ra kế hoạch triển khai thực hiện khoa học và công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH của huyện định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, nội dung có phần nêu rõ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT về giống, canh tác, phát triển kinh tế vùng trang trại bằng những cây ăn quả có múi  (cam, quýt), xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cam, mía tím và các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Phấn đấu đến năm 2016 diện tích cây có múi lên 1.200 ha, sản lượng 15.000 tấn… tập trung thành vùng hàng hoá chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Duy trì diện tích mía tím trên 2.000 ha. Xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể “Mía tím Hoà Bình” cho sản phẩm mía của tỉnh Hoà Bình, trong đó sản phẩm chủ yếu là ở huyện Cao Phong.

 

Trên thực tế, sự đầu tư, quan tâm xây dựng chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá của địa phương đã tạo được hiệu ứng tốt. Theo kết quả khảo sát của thường trực BCĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của huyện, tỷ lệ người tiêu dùng đặt niềm tin vào hàng Việt, cụ thể hơn là các sản phẩm được sản xuất tại địa phương tăng lên đáng kể. Riêng với mặt hàng cam, mặc dù giá cả chênh lệch khá cao so với cam có xuất xứ Trung Quốc nhưng vẫn được người dân chọn mua. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa qua, nông dân huyện Cao Phong đã tiêu thụ được 1/3 sản lượng mía tím và trên 10.000 tấn cam. Các loại thực phẩm thiết yếu được sản xuất tại địa phương như gà, vịt, lợn, rau xanh và các loại hoa quả… đều được thương lái và những người tiêu dùng quen biết tìm đến đặt mua tận gốc để đưa ra thị trường và sử dụng trong gia đình.

 

Hàng hóa được sản xuất tại địa phương từng bước đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong huyện, tỉnh và các vùng lân cận. Đây thực sự là một tín hiệu vui không chỉ đối với những cán bộ, đảng viên mà còn lan toả tới cả các tầng lớp nhân dân, những người đã và đang tích cực hưởng ứng CVĐ đầy ý nghĩa “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn huyện.

 

                    Thuý Hằng

 

Các tin khác

Hộ trồng dưa xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thu hoạch dưa chuột.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xây dựng nông thôn mới ở Lương Sơn: Tạo nền móng phát triển nông nghiệp-nông thôn

(HBĐT) - Xác định để thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) phải từ cơ sở, trong quá trình thực hiện, huyện Lương Sơn khuyến khích các xã, thị trấn tìm và thực hiện bước đi phù hợp. Chính vì vậy, dù “đi cùng đường” nhưng mỗi nơi lại có cách làm riêng. Liên Sơn là 1 trong 5 xã phấn đấu về đích vào năm 2015. ông Lưu Viết Toán, Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết: Xã xác định xây dựng NTM phải huy động được sự vào cuộc tích cực của nhân dân tham gia, chính quyền có vai trò định hướng, chỉ đạo và hỗ trợ một phần. Xuất phát từ quan điểm đó, quan điểm đó, Liên Sơn tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đồng thời, chọn tiêu chí làm đường GTNT thực hiện trước để nhân dân thấy được đổi thay đầu tiên khi xây dựng NTM.

Yên Thuỷ: 2.172 hộ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ tổng kết 10 năm hoạt động (2003-2012). Tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện đến 31/12/2012 đạt 133.091 triệu đồng; tăng 14,49% so với năm 2003. Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách là 130.826 triệu đồng uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị xã hội với 8.913 hộ còn dư nợ ở 213 tổ TK&VV. Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong 10 năm đạt bình quân 38%/năm.

Phấn đấu duy trì diện tích nuôi thủy sản trên 2.400 ha

(HBĐT) - Ngày 14/3, Chi cục Thủy sản đã tổ chức hội nghị CBCC tổng kết nhiệm vụ năm 2012 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh ta tăng 6 bậc

(HBĐT) - Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực canh tranh Việt Nam vừa công bố sáng 14/3, tỉnh Hòa Bình đạt được 55,51 điểm, xếp thứ 41 trong cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2011.

Mai Châu: 13 xã đạt trên 5 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến nay, 22/22 xã của huyện Mai châu đã hoàn thành việc lập đề án và đồ án xây dựng nông thôn mới và được UBND huyện phê duyệt. 9 xã của huyện là: Tòng Đậu, Chiềng Châu, Mai Hạ, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Bao La, Nà Phòn và Pù Pin đang phấn đấu hoàn thành quy hoạch chi tiết trung tâm cụm xã trong quý 1/2013.

Tập huấn đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê

(HBĐT) - Trong 2 ngày 12-13/3, Cục Thống kê tổ chức hội nghị tập huấn Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê cho khoảng 60 người làm công tác thống kê ở các sở, ban, ngành và các chi cục thống kê các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục