Hộ chăn nuôi xã Ba Khan (Mai Châu) chủ động một phần thức ăn để giảm lỗ, chờ xuất bán lứa lợn.

Hộ chăn nuôi xã Ba Khan (Mai Châu) chủ động một phần thức ăn để giảm lỗ, chờ xuất bán lứa lợn.

(HBĐT) - Từ Tết Nguyên đán đến nay, giá thịt lợn, thịt gà xuất đi xuống thấp kỷ lục trong khi thức ăn cho gia súc lại tăng cao khiến nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng.

 

Theo các chủ trang trại và hộ nuôi ở huyện Lương Sơn, giá lợn hơi xuất chuồng đang từ mức 45.000 đồng/kg giảm xuống còn 30.000 – 35.000 đồng/kg, gà công nghiệp từ 70.000 đồng/kg giảm chỉ còn 40.000 đồng/kg. Thêm vào đó, giá thức ăn gia súc lại tăng từ 8 - 12% so với trước. Bình quân mỗi đầu lợn được xuất đi, trang trại, hộ nuôi chịu lỗ 700.000 - 1.000.000 đồng, gà xuất bán lỗ 15.000 – 20.000 đồng/con. Trước áp lực thua lỗ, các trang trại, người chăn nuôi muốn xuất lợn, gà đi không được mà không xuất đi cũng chẳng xong. Chủ một gia trại lợn ở tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn than thở: Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, cứ hơn 3 tháng là đến độ phải xuất. Khổ nỗi, nhu cầu về nguồn hàng cho thị trường giờ giảm chỉ còn khoảng 2/3, lợn không xuất được hết, giá cả lại quá thấp như vậy nên càng để càng lỗ. Đến một chừng mực phải xuất mà lợn không xuất được, người chăn nuôi một mặt vẫn phải duy trì chăm sóc, trang trải chi phí thức ăn hàng ngày, một mặt, lợn lại vào chắc, vỗ mấy cũng không thể lớn, tăng cân được nữa.

 

Không chỉ tại huyện Lương Sơn, nơi có số trang trại lợn, trang trại gà và tổng đàn lợn, gà nuôi trong dân trọng điểm của tỉnh mà hộ chăn nuôi ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn đều đang đối mặt với những bất lợi về nhu cầu, giá cả. Đơn cử như trường hợp hộ bà Lê Thị Lưu ở xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đang bế tắc về vốn, thức ăn chăn nuôi vì chưa thể xuất được lứa lợn thịt gần 20 con. Bà Lưu cho biết: có vài thương lái đến mua nhưng người trả cao nhất cũng chỉ 33.000 đồng/kg thịt hơi và cũng chỉ đặt vấn đề mua 2 – 3 con/đợt. Buộc lòng, bà phải chọn cách bán dần cho lái thương để lấy vốn đầu tư quay vòng chứ giữ lại càng lâu, càng khó bề xoay sở. Ông Bùi Văn Hưng,  hộ chăn nuôi gà ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) cũng chẳng kém căng thẳng, sốt ruột vì gà thịt xuất chậm, chi phí thức ăn tăng cao, giá thấp đi gần một nửa so với dịp trước Tết Nguyên đán. Lúc này, nhiều hộ chấp nhận bán lỗ chứ không chờ đợi đến khi giá cả lên.

 

Ngành chăn nuôi của tỉnh không bị ảnh hưởng của yếu tố dịch bệnh nhưng rõ ràng lại đang gặp rủi ro của yếu tố thị trường. Theo ông Phạm Vinh Xương, Phó chi cục Thú y, nguyên nhân giá thịt lợn, gà xuất chuồng giảm mạnh là do sức mua thực phẩm tiêu dùng sụt giảm trong quý I. Những thách thức, khó khăn của tình hình kinh tế, tài chính đã tác động, ảnh hưởng khiến không ít người tiêu dùng buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, tiết kiệm chi tiêu. Có một thực tế là mặc dù giá lợn hơi, gà xuất đi xuống thấp nhưng giá thịt lợn, gà thương phẩm bán ra trên thị trường vẫn không giảm. Chỉ có một lý do đưa ra là hiện nay, giá bán thực phẩm trên thị trường vẫn do tư thương tự điều phối, thiếu sự điều tiết, quản lý về giá của cơ quan quản lý Nhà nước.

 

Tuy vậy, ông Phó Chi cục Thú y cũng lạc quan cho rằng: Khó khăn với các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi rồi sẽ qua bởi về lâu dài, chăn nuôi lợn, gà vẫn là nghề phù hợp để đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Trong lúc này, bà con cần cân nhắc, có sự chủ động về thức ăn chăn nuôi để giảm bớt chi phí, gánh đỡ một phần thua lỗ. Hệ thống trang trại nên linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn thức ăn bổ sung cho vật nuôi. Thực tế cho thấy, các trang trại, hộ nuôi sở dĩ “sống” được qua thời kỳ khó khăn là nhờ có sự tính toán dự trữ thức ăn. Chi cục Thú y cũng khuyến cáo và sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi về cách chế biến thức ăn hợp lý. Lưu ý bà con trong lúc này không nên vì thua lỗ, nợ nần mà bỏ nái, bỏ trống chuồng nuôi dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Hãy chủ động về con giống để tránh tình trạng hộ chăn nuôi phải chạy theo tìm mua con giống khi giá cả thị trường tăng trở lại.

 

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục