Lực lượng QLTT giám sát chất lượng hàng hóa tại khu kinh doanh hàng tiêu dùng của Hội chợ.
(HBĐT) - Theo ghi nhận của các đơn vị Công an, QLTT thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013, hàng hóa, các sản phẩm được trưng bày và phục vụ nhu cầu tiêu dùng do các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đáp ứng có chất lượng trội hơn so với các hội chợ diễn ra trên địa bàn tỉnh trước đó.
Với quy mô hơn 300 gian hàng, Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013 là sự kiện lớn, vận động, thu hút sự quan tâm của 17 đơn vị tỉnh, thành và một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Cùng với đó, chất lượng hàng hóa tại Hội chợ được Ban tổ chức lưu tâm đặc biệt bởi đây không chỉ là nơi để kích thích tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước mà còn là “điểm nhấn” tạo niềm tin được mua sắm hàng hóa tốt đối với người dân. Bà Bùi Thị Kiên ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) cho biết: Các gian hàng được bày trí đẹp và hàng hóa nhiều. Có thứ chỉ ngắm thôi như sản phẩm gỗ lũa, sơn mài, vật liệu trang trí nội thất, ngoại thất… nhưng cũng có không ít sản phẩm độc đáo, chất lượng mà bà khó bỏ qua cơ hội được mua như dao, kéo sắt của tỉnh Cao Bằng, hoa lụa trang trí hay các món đồ gia dụng, mỹ phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao…
Qua khảo sát, các sản phẩm hiện có mặt tại Hội chợ phong phú, đa dạng về loại hình và mang tính đặc trưng vùng miền. Nếu như hàng hóa trưng bày, giới thiệu của các tỉnh bạn mạnh về công nghiệp, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng dệt may, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp thì các gian hàng của doanh nghiệp trong tỉnh lại có dịp khoe thế mạnh về TTCN, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đầy tinh tế. Hội chợ cũng được chia thành 2 khu chuyên biệt, một khu dành cho Sở Công Thương và một số doanh nghiệp trưng bày sản phẩm triển lãm, một khu nhộn nhịp hơn là khu hàng tiêu dùng có đầy đủ các loại hàng hóa phục vụ người dân từ gian ẩm thực, đồ ăn nhanh, quần áo, giày dép, chăn – ga – gối – đệm, điện tử, thực phẩm, đồ nhựa gia dụng, vật tư nông nghiệp…
Liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng hàng hóa tại Hội chợ, đại diện Công ty CPTM Định Nhuận (thành phố Hòa Bình) cho biết: Không riêng gì doanh nghiệp mà tất cả các đơn vị tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia gian hàng đều đã ký cam kết về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, VSATTP, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong khu vực Hội chợ. Đây là cách làm mới giúp hạn chế, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc quản lý chất lượng hàng hóa những lần hội chợ trước.
Theo ông Lê Thế Bùi – Đội trưởng đội QLTT số 1 (thành phố Hòa Bình), qua kiểm soát tại các gian hàng hóa không phát hiện có hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo VSATTP. Trước ngày khai mạc Hội chợ, 1 doanh nghiệp xuống hàng lộn xộn đã được đội Cảnh sát PCTP về Môi trường – Công an thành phố nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh. Trong những ngày diễn ra Hội chợ, lực lượng QLTT đã đình chỉ và xử phạt hành chính đối với 1 cơ sở bán thuốc nam kiêm bắt mạch, kê đơn nhưng không xuất trình được chứng chỉ hành nghề; thu giữ một số sản phẩm đồ chơi mang tính bạo lực bày bán tại Hội chợ. Lực lượng QLTT cũng thường xuyên giám sát việc thực hiện các cam kết chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở tham gia Hội chợ và kịp thời nhắc nhở, đôn đốc.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện Cao Phong đã thống kê có trên 40 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng doanh thu từ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh.
(HBĐT) - Cao Thắng là xã trung tâm cụm 7 xã vùng nam Lương Sơn có nhiều ưu thế để phát triển KT-XH. Đó là lợi thế về giao thông với 3 tuyến đường quan trọng là đường Hồ Chí Minh, QL 21 và đường 431 chạy qua. Trên địa bàn xã có chợ Bến - nơi giao thương buôn bán từ nhiều năm nay là cơ hội để phát triển kinh tế dịch vụ. Nhiều năm nay, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, xã Cao Thắng đã xây dựng nghị quyết phát triển KT-XH nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh sẵn có, triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Vừa qua, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2013, ngành LĐ-TB&XH triển khai mô hình nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Lạc Sơn và Cao Phong.
(HBĐT) - Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 69 dự án khu đô thị, khu dân cư, đô thị sinh thái với tổng diện tích 7.439 ha.
(HBĐT) - Sáng 28/9, Công ty TNHH Sankoh Việt Nam tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và huyện Lạc Sơn. Về phía đối tác của Công ty TNHH Sankoh Việt Nam có đại diện Tập đoàn Mitsubishi, đại diện Ngân hàng AOMORI Nhật Bản.