Công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình
Lãnh đạo Sở Xây dựng Công bố quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 10/1, Sở Xây dựng đã tổ chức công bố Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chủ đầu tư của Đồ án quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hòa Bình là Sở Xây dựng. Theo đồ án được UBND tỉnh phê duyệt, đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh; hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Phạm vi thực hiện trên toàn tỉnh. Dự báo đến năm 2020, CTR sinh hoạt đô thị khoảng 381,2 tấn/ngày, CTR sinh hoạt nông thôn 202 tấn/ngày, CTR công nghiệp 363 tấn/ngày, CTR xây dựng 89 tấn/ngày, bùn thải 111 tấn/ngày, chất thải y tế 5,1 tấn/ngày, các loại chất thải sẽ tăng mạnh vào năm 2030. Đến năm 2020, 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường; 80% các khu đô thị có chương trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 90% lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý; 100% lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom, xử lý; 70% CTR phát sinh từ các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom, xử lý bảo đảm môi trường.
Đồ án cũng xác định các chỉ tiêu, quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển và quy hoạch bãi chôn lấp, công nghệ xử lý CTR của tỉnh. Tổng vốn đầu tư được xác định khoảng 1.609 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 202,7 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 630,9 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 là 736 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và quy bảo vệ môi trường, vốn ODA, các nguồn viện trợ và vốn của tư nhân.
Lê Chung
(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên đường GTNT, năm 2013, qua 2 đợt phát động chiến dịch toàn dân làm giao thông kết hợp thuỷ lợi, huyện Lương Sơn đã huy động 101.349 ngày công đắp phụ nền, lề đường 10.774 m3; bạt lề đường 218.788 m2; hót đất sụt 8.945 m3; đào rãnh dọc 20.961 m3; vá ổ gà bong bật, lún cục bộ 73.345 m2; xử lý cao su, sình lún 7.895 m2. Kinh phí đạt trên 12 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2013, tổng dư nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 10.130 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 52%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 48%. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 63% tổng dư nợ.
(HBĐT) - Hiện nay, diện tích chè toàn tỉnh có 2.411 ha, trong đó, 2.001 ha chè xanh, gồm 1.688 ha chè giống cũ, 312 ha chè giống mới và 410 ha chè Shan tuyết. Các địa phương có diện tích chè lớn là Lạc Sơn 611 ha, Lương Sơn 472 ha, Lạc Thuỷ 423 ha, Đà Bắc 293 ha
(HBĐT) - Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Cao Phong đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Năm 2013, huyện Lạc Thuỷ có 50 công trình, dự án xây dựng cơ bản được thực hiện với tổng mức đầu tư 408,5 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình hiện có 72 doanh nghiêp và hơn 1.000 cơ sở sản xuất TCN. Năm 2013, cùng với sự chỉ đạo hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của các cấp, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có nhiều cố gắng phục hồi, duy trì phát triển sản xuất - kinh doanh.