Vụ chiêm - xuân năm 2014, xã Nà Mèo (Mai Châu) phấn đấu gieo cấy khoảng 20 ha lúa. Diện tích gieo mạ được che phủ nilon tránh rét để đảm bảo nguồn giống phục vụ cấy theo đúng khúng thời vụ.

Vụ chiêm - xuân năm 2014, xã Nà Mèo (Mai Châu) phấn đấu gieo cấy khoảng 20 ha lúa. Diện tích gieo mạ được che phủ nilon tránh rét để đảm bảo nguồn giống phục vụ cấy theo đúng khúng thời vụ.

(HBĐT) - Xã Nà Mèo (Mai Châu) hiện có 340 hộ, trong đó có 297 hộ (chiếm 87%) thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập bình quân mới chỉ đạt mức 6 triệu đồng/người/năm. Kết thúc năm 2013, nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã không đạt kế hoạch đề ra. Đời sống của bà con trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn, con đường thoát nghèo vẫn đang quẩn quanh, bí tắc.

 

Đồng chí Hà Văn Biên, Chủ tịch UBND xã trăn trở: “Đời sống của bà con xã Nà Mèo chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là diện tích canh tác nông nghiệp của xã có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, khu vực canh tác manh mún, đất bị rửa trôi, bạc màu... Trong khi đó, người dân chưa mạnh dạn đầu tư sử dụng phân bón, thâm canh. Riêng năm 2013, cây lúa liên tục bị sâu bệnh, chuột hại nên diện tích gieo cấy cũng như sản lượng đều sụt giảm nhiều so với năm 2012... Năm 2013, toàn xã đặt ra kế hoạch gieo cấy cả năm 50 ha nhưng chỉ thực hiện được 45 ha (đạt 90% kế hoạch), tổng sản lượng ước đạt 85% so với kế hoạch. Bên cạnh cây lúa, các loại cây trồng khác như sắn, lạc và hoa màu chỉ đạt khoảng 70% kế hoạch, sản lượng đã đề ra.

 

Trồng trọt tụt dốc kéo theo sự sụt giảm đáng lo ngại của ngành chăn nuôi. Tổng số đàn trâu, bò chỉ thực hiện đạt trên 80% kế hoạch, tổng đàn gia cầm chỉ đạt 64% kế hoạch, duy chỉ có tổng đàn lợn là đạt kế hoạch đề ra. Phát triển lâm nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi toàn xã chỉ trồng mới được 5 ha rừng (đạt 50% kế hoạch năm).

 

Nhìn vào bức tranh kinh tế ảm đạm của xã năm 2013, đồng chí Chủ tịch UBND xã thẳng thắn: Bên cạnh những trở ngại khách quan, việc phát triển kinh tế ở Nà Mèo đang phải đối mặt với thực tế là nhân dân chưa đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Từ cây, con giống đến phân bón, biện pháp thâm canh đều chưa được đầu tư phù hợp. Ngoài ra còn phải kể đến là một bộ phận cán bộ, nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên chưa chủ động, tự giác trong phát triển kinh tế.

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, xã Nà Mèo hiện có 340 hộ với 1.430 khẩu. Trong đó có 846 khẩu (chiếm gần 60%) nằm trong độ tuổi lao động. Đây là một  thuận lợi lớn của xã nhưng đáng tiếc là lợi thế này đã không được phát huy.

 

Với mục tiêu từng bước tháo gỡ khó khăn, phấn đấu XĐ-GN, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Vừa qua, xã đã phối hợp với các Trung tâm, ngành của huyện để tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật ươm, chăm sóc cây xoan; nuôi lợn đen, quy trình kỹ thuật bón phân bón trả chậm cho cây lúa; kỹ thuật phun, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, kỹ thuật trồng na, sử dụng thuốc diệt chuột phá hoại hoa màu... cho hàng trăm học viên là bà con nông dân trong xã. Với hy vọng bà con sẽ từng bước áp dụng được tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng - vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, XĐ-GN. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của chính quyền và nhân dân, Nà Mèo rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, ngành.

 

 

 

                                                                          Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục