Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Lạc tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân làm các thủ tục đất đai.

Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Lạc tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân làm các thủ tục đất đai.

(HBĐT) - Hết năm 2013, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được 277.726,61 ha trên diện tích cần cấp 298.742,84 ha (chỉ tiêu của Bộ TN&MT giao) đạt 92,97% diện tích đất các loại cần cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Như vậy tỉnh ta, hoàn thành chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao.

 

Theo đánh giá của Sở TN&MT, công tác cấp GCNQSDĐ còn những yếu kém như: việc cấp GCN cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân đã cơ bản hoàn thành nhưng chất lượng còn hạn chế do hồ sơ địa chính đã lập, GCN quyền sử dụng được cấp trên cơ sở nhiều loại bản đồ, nhiều loại tài liệu khác nhau nên chưa có sự đồng nhất, đồng thời độ chính xác không cao dẫn đến chất lượng không đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai. Nhất là đối với đất ở nông thôn, GCN được cấp theo hình thức các hộ vẽ sơ đồ đất và tự kê khai diện tích nên diện tích cấp GCN biến động khác so với thực tế sử dụng. Trước đây có nhiều địa phương cấp GCN không đúng quy định (ghi đất ở và đất vườn là đất thổ cưu trên toàn bộ thửa đất), việc rà soát, chỉnh lý thực hiện chậm, chưa phản ảnh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất dẫn đề khó khăn cho quản lý, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC, cấp lại, cấp đổi GCN. Ngoài ra trên địa bàn còn diện tích lớn đất nông, lâm nghiệp, đất ở do các nông, lâm trường quản lý chưa bàn giao theo đề án sắp xếp đổi mới NLT đã phê duyệt nên chưa được xét cấp GCN, diện tích đất chuyên dùng do các tổ chức quản lý sử dụng chưa được cấp GCN chưa đạt chỉ tiêu đề ra (85% diện tích đất cần cấp). Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN được nêu ra như hệ thống chính sách, trình tự thủ tục cấp GCN được ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên, một số quy định chưa rõ rang gây khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện; hệ thống sổ sách, quản lý cập nhật biến động chưa thường xuyên dẫn đến việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN; đội ngũ cán bộ, công chức đất đai tại cơ sở yếu về trình độ, năng lực, tránh nhiệm chưa cao, chưa được đào tạo, đào tạo lại

 

Năm 2014, nhằm đẩy nhanh và nâng cao chất lượng cấp GCN, tiếp tục đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, Sở TN&MTđã tham mưu triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ tỉnh xuống huyện bảo đảm đủ cán bộ, kinh phí, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết theo yêu cầu để nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt ưu tiên cho công tác cấp GCN. Tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện lập thủ tục thu hồi diện tích đất do các nông, lâm trường đang quản lý bàn giao lại cho địa phương theo phương án chuyển đổi đã phê duyệt để thực hiện cấp GCN cho người đang sử dụng đất theo quy định. Chú trọng cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính làm cơ sởc ho việc cấp mới, cấp đổi GCN, đối với những địa phương đã hoàn thành cấp GCN theo kết quả đo đạc địa chính đề nghị T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về các quy định của pháp luật cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cấp GCN. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính trong thực hiện cấp GCN. Năm nay, Sở TN&MT đang tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng TN&MT phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trao đến tận tay người dân, không để tình trạng GCN đã ký nhưng chậm đến tay người dân. 

 

 

                                                                                           PV

 

Các tin khác

Xã Hiền Lương(Đà Bắc) hiện có 179 lồng cá và nghề này đã góp phần quan trọng vào xoá đói-giảm nghèo ở địa phương.
Ông Nguyễn Văn Khuyên, hội viên CCB chi hội Thông, xã Hợp Thịnh trao đổi kinh nghiệm trồng phật thủ.
Không có hình ảnh
Một trong những nội dung trọng tâm của tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Nông dân xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) trồng nhãn Hương Chi trên đất trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Xã Kim Bình (Kim Bôi): Nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Kim Bình (Kim Bôi) hiện có hơn 1.000 hộ với trên 4.000 nhân khẩu, được chia thành 6 khu dân cư. Là xã nằm ở trung tâm huyện, giao thông đi lại thuận tiện, địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp..., đây là những điều kiện thuận lợi để xã Kim Bình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.

Hướng tới phát triển bền vững các cụm công nghiệp

(HBĐT) - Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có trong những năm gần đây, huyện Lạc Sơn có những bước phát triển nhanh về kinh tế, trong đó có ngành CN-TTCN và làng nghề. Công nghiệp tập trung vào ngành nghề nông thôn phát triển, đã tiếp thu một số nghề mới; các nghề truyền thống được duy trì phát triển. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh theo hướng sản xuất tập trung, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

299 hộ thoát nghèo từ vốn ưu đãi

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2013, triển khai công tác tín dụng năm 2014.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng tăng 8,84%

(HBĐT) - Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tỉnh hai tháng đầu năm 2014 tăng 8,84% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,87%; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 40,14%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 10,17%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,38%.

Kim Bôi, Lạc Sơn tích cực chống hạn cho lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Vụ xuân 2014, huyện Kim Bôi có kế hoạch gieo cấy 2.515,6 ha lúa. Theo báo cáo của phòng NN&PTNT huyện, có 803 ha cấy 2 vụ bị hạn, trong đó có 113,5 ha không chủ động được nguồn nước đã chuyển sang trồng màu, còn 21,8 ha không có nguồn bơm chờ khắc phục cấy và có 667,7 ha được huyện hỗ trợ kinh phí 333,3 triệu đồng chống hạn khắc phục cấy (trong đó 224,4 ha được hỗ trợ bơm điện với mức hỗ trợ 300 ngàn đồng/ha và 443,3 ha hỗ trợ bơm dầu với mức 600 ngàn đồng/ha).

Cao Phong: Nhân dân đóng góp 9,5 tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Năm 2013, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, huyện Cao Phong đã huy động nhân dân đóng góp được 30.064 ngày công lao động trị giá khoảng 4,5 tỉ đồng xây dưng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục