Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) tập trung trồng bí xanh trên diện tích ngô kém hiệu quả.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) tập trung trồng bí xanh trên diện tích ngô kém hiệu quả.

(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa một số sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đó là giải pháp đang được huyện Yên Thủy chú trọng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

 

Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Năm 2013 và những năm tiếp theo, định hướng chung của huyện là giảm diện tích cấy lúa hàng năm từ 3.225 ha xuống còn khoảng 3.000 ha để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, song song là tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chú trọng phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, tiêu thụ, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cho một số sản phẩm đặc trưng của địa phương.

 

Theo kế hoạch đến năm 2015, huyện dự kiến mở rộng diện tích trồng ngô bằng cách tăng diện tích ngô vụ đông và chuyển đổi diện tích trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng ngô, phấn đấu nâng diện tích cây ngô từ 2.442 ha hiện nay lên khoảng 2.500 ha năm 2015; tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày từ 3.689,37 ha lên 3.810 ha vào năm 2015, trong đó, chủ lực là 1.600 ha cây mía , 2.100 - 2.200 ha lạc; tăng diện tích cây có củ lấy bột từ 1.912 ha lên 2.200 ha (trong đó 1.200 - 1.300 ha sắn, 700 ha khoai lang, khoai sọ 100 ha, các loại cây có củ lấy bột khác ổn định diện tích khoảng 100 ha); tăng diện tích cây ăn quả từ 521 ha lên 700 ha (trong đó 150 ha cam, còn lại là vải, bưởi Diễn)... Đặc biệt, huyện sẽ phát triển mạnh nhóm cây thực phẩm bởi đây là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, sắn, lạc... Với nhóm này, huyện sẽ tập trung tăng diện tích bí xanh, bí đỏ và rau đậu các loại, chuyển đổi một số diện tích lúa và cây trồng kém hiệu quả để quy hoạch các vùng sản xuất tập trung chuyên canh tại các xã vùng 1 và vùng 2, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc  BV- TV, kỹ thuật để từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn, liên kết với các doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, được đăng ký cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP và tuân thủ hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Hiện nay, huyện đã trích ngân sách hỗ trợ 383 triệu đồng dự án trồng 25 ha bí xanh an toàn trên địa bàn 4 xã trong vụ đông xuân 2013 - 2014 theo hình thức ký hợp đồng liên kết cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm với Công ty GS Việt Nam. Từ tháng 8/2013, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm triển khai thực hiện thành công giai đoạn đầu của dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau” do Liên hiệp Cộng đồng nông thôn Hàn Quốc tài trợ. Những hoạt động này bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, làm thay đổi về nhận thức, tập quán canh tác của người nông dân địa phương, từng bước hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác để tăng cường liên kết sản xuất giữa nông dân với các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất.

 

Trao đổi về những nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua triển khai các chương trình, dự án, mô hình trình diễn, lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT…, huyện Yên Thủy đã thực hiện thí điểm thành công việc dồn điền, đổi thửa tại 3 xóm trên địa bàn 2 xã Ngọc Lương và Yên Trị. Tổng số hộ dân đã thực hiện dồn điền, đổi thửa 184 hộ với tổng diện tích 82,72 ha. Đây là nỗ lực chung của cả chính quyền và nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, kiểm soát được tình trạng dàn trải cả về diện tích lẫn cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.  

 

 

                                                                                          T.T

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục