Người lao động tại các mỏ than xã Cuối Hạ (Kim Bôi) không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, nguy cơ cao về mất an toàn lao động. Ảnh: T.H
(HBĐT) - Công tác ATLĐ, VSLĐ đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm, chỉ đạo thực hiện; nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về đảm bảo ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực phát triển KT-XH của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ATLĐ, VSLĐ vẫn có hạn chế, yếu kém, nhất là trong thời gian gần đây tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng. Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, không chỉ tập trung trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực chế biến lâm sản, chế biến kim loại... gây thiệt hại lớn về người và tài sản như: vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH MDF Vinafor -Tân An Hòa Bình (xã Lạc Thịnh- Yên Thủy) làm 2 người chết và 1 người bị thương; vụ tai nạn lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thành Chung (xã Dân Hạ - Kỳ Sơn) làm 2 người chết và 2 người bị thương và gần đây nhất vào ngày 29/10/2013 xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Công ty CP khoáng sản Kim Bôi (xã Cuối Hạ - Kim Bôi) làm 4 người chết, 2 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công tác ATLĐ, VSLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người lao động về ATLĐ, VSLĐ chưa đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa chấp hành đúng các quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ như: không bố trí người làm công tác ATLĐ, VSLĐ, không tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ, không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, không bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động, không có các nội quy, biển báo, biện pháp làm việc an toàn tại các máy, thiết bị, các vị trí có nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động... Trình độ, ý thức chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ của người lao động còn thấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATLĐ, VSLĐ của các ngành, địa phương chưa đa dạng còn mang tính hình thức; quản lý Nhà nước về công tác ATLĐ, VSLĐ còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp; công tác thanh tra, kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ chưa thường xuyên, những hành vi vi phạm về ATLĐ, VSLĐ chưa được xử lý nghiêm, kịp thời; các tổ chức - đoàn thể chính trị- xã hội chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Nhằm tăng cường chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của người lao động trong những năm tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức - đoàn thể chính trị- xã hội, người sử dụng lao động và người lao động cần tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ -PCCN đến người lao động, người sử dụng lao động trên mọi phương diện như qua báo, đài PT-TH, chú trọng thông tin tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, xóm, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay, sách hướng dẫn về công tác ATVSLĐ, qua mạng thông tin điện tử... Gắn công tác đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao kỹ năng đánh giá nguy cơ rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo ATVSLĐ trước khi người lao động tham gia vào lao động sản xuất để người lao động tự đánh giá được các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa trong SX-KD. Tăng cường quản lý Nhà nước về ATVSLĐ - PCCN. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH và lãnh đạo UBND cấp xã trong toàn tỉnh được tập huấn công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ - PCCN. Thông qua chương trình quốc gia về ATVSLĐ, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ trong DN. Bình quân mỗi năm cho khoảng 100 DN SX - KD trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, DN có nguy cơ cao về TNLĐ, để người sử dụng lao động và người lao động hiểu nghĩa vụ của các bên trong công tác ATVSLĐ. Tổ chức tập huấn xây dựng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ cho khoảng 80 DN, hỗ trợ kinh phí, tư vấn hướng dẫn khoảng 20 DN xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ, hỗ trợ kinh phí cho 5 DN xây dựng tủ sách ATVSLĐ (góc BHLĐ ).
Ngô Ngọc Thu
(Sở LĐ-TB&XH)
(HBĐT) - Niên vụ sản xuất năm 2014 của Công ty CP Mía đường Hoà Bình kéo dài từ tháng 12/2013 đến hết tháng 3/2014. Trong niên vụ, Công ty đã thu mua 100.000 tấn mía nguyên liệu. Hiện nay, tổng diện tích vùng nguyên liệu mía của Công ty 1.300 ha.
Làm thế nào để giảm sở hữu chéo (SHC) trong đầu tư, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng đang là bài toán đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Vấn đề này dấy lên kể từ thời điểm giữa năm 2012, khi các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật tiến hành một số vụ bắt giữ những cá nhân từng là lãnh đạo cấp cao của một số ngân hàng thương mại (NHTM). Trong số những sai phạm và là nguyên nhân dẫn tới sự việc trên, nhiều chuyên gia cho rằng có liên quan đến tình trạng SHC giữa các doanh nghiệp (DN) và các NHTM.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong quý I/2014, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,219 triệu tấn gạo, trị giá 529,777 triệu USD (giá FOB), giá xuất khẩu bình quân đạt 434,67 USD/tấn.
Thông tư 12/2014/TT-BCT của Bộ Công thương vừa ban hành về quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân là một văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Trong khi lượng tồn kho bất động sản trên cả nước lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng thì thị trường lại đang “rục rịch” tăng giá ở một số phân khúc. Điều này có phản ánh đúng bản chất của thị trường hay chỉ là chiêu tăng giá ảo - một giải pháp được cho là để kích thích tâm lý của người mua nhà?
(HBĐT) - Ngày 4/4, tại Huyện uỷ Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12B đoạn đi qua huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác và bàn giải pháp tiếp tục bồi thường, hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng để thi công dứt điểm dự án Quốc lộ 12B đoạn đi qua huyện Lạc Sơn trong năm 2014.