Xã Tân Thành (Lương Sơn) phát triển ngành nghề phụ góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Tân Thành là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi đá với diện tích đất nông lâm nghiệp là 644,95 ha, trong đó đất cấy lúa 274,339 ha, đất trồng rừng 321,071 ha, đất trồng màu 49,54 ha còn lại là núi đá vôi, đồi trọc. Xã có 1.605 hộ với 6.051 khẩu sinh sống ở 11 xóm.
Trước đây, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã còn chậm, ảnh hưởng phong tục tập quán, thói quen canh tác từ lâu đời, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cây trồng, vật nuôi. Tư tưởng một số bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính năng động, sáng tạo, chưa khai thác triệt để điều kiện tự nhiên của xã. Thu nhập chính là sản xuất nông - lâm nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, hoạt động giao lưu hàng hóa còn ít, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Do đó đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 55,2%.
Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Qua rà soát, đánh giá, phân loại hộ nghèo cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn... Xác định rõ nguyên nhân, Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể xã đề ra các giải pháp đồng bộ, sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ XĐ-GN. Hàng năm, Đảng ủy xã xây dựng nghị quyết chỉ đạo công tác XĐ-GN. BCĐ XĐ-GN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các hộ nghèo có ý chí vươn lên trong cuộc sống và sản xuất; giải quyết kịp thời các chính sách xã hội, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo cho nhân dân. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế được xác định là hoạt động mũi nhọn giúp họ thoát nghèo bền vững. Đến nay, trên 80% hộ nghèo có nhu cầu đều được vay vốn ưu đãi để SX-KD từng bước thoát nghèo bền vững với tổng dư nợ trên 13 tỉ đồng. Hàng năm, xã đã chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện, tỉnh tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, xây dựng mô hình, nhiều mô hình được nhân rộng như trồng lúa lai, ngô lai, chăn nuôi lợn sinh sản, gia cầm, vỗ béo bò thịt... Năm 2013, xã đã mở được 16 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT cho trên 300 nông dân về chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra, chú trọng công tác quy hoạch, phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn, TTCN, dịch vụ trên cơ sở tiềm năng sẵn có, lợi thế về địa lý của các vùng khác nhau. Xóm Bặc Rặc của người Dao có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng ngô, nuôi con đặc sản. Xóm Mỹ Tân phát triển cây chè, chăn nuôi, dịch vụ; phát triển sản xuất lâm nghiệp; xóm Tiên Hội đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn bản địa, gà đồi, hươu, nhím; xóm Tân Thành, Mỹ Tân phát triển TTCN nhỏ như sản xuất gạch, xay xát gạo. Xóm Đồng Ang phát triển mô hình trồng riềng, xả dưới tán rừng diện tích khoảng 5.000 m2 cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ năm... Hiện, xã đang liên kết với 1 DN ở huyện Kỳ Sơn tổ chức dạy nghề chổi chít cho nông dân. Sau 6 năm, công tác XĐ-GN trên địa bàn xã đã đạt được một số kết quả quan trọng: tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4,5 triệu đồng/ người năm 2007 lên 8,6 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực 400 kg/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55,12% xuống còn 22,94%, bình quân mỗi năm giảm 6,94%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,1%.
Hải Linh
(HBĐT) - Có 2 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia NTM được ngành Công thương phối hợp thực hiện là tiêu chí số 4 và tiêu chí số 7. Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, xây dựng NTM là chương trình lớn, mang tính tổng thể trong phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng. Theo Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 26/10/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, ngành được giao phối hợp thực hiện phát triển hạ tầng lưới điện và chợ nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.
(HBĐT) - Sau khoảng 2 năm đầu tư xây dựng, dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của tập đoàn Esquel đã chính thức đi vào hoạt động tại KCN Lương Sơn. Esquel (Hồng Kông - Trung Quốc) là tập đoàn may hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam từ năm 2001, hiện có 3 nhà máy tại Việt Nam.
(HBĐT) - Theo Chi cục Thuế huyện Lạc Thuỷ, quý I, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt gần 2,5 tỷ đồng, đạt 9,32% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao, đạt 6,32% so với dự toán HĐND huyện giao, bằng 87,13% so với cùng kỳ 2013; tổng thu ngân sách huyện đạt 101,2 tỷ đồng, đạt 27,2% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao, đạt 26,1% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 12,2 % so với cùng kỳ 2013. Tổng chi ngân sách huyện đạt 99 tỷ đồng, đạt 26,65 % chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao, đạt 25,65% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 10,9% so với cùng kỳ 2013.
(HBĐT) - Tối 11/4, tại Trung tâm Thương mại bờ trái sông Đà, Sở Công thương và UBND thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức hội chợ thương mại và triển lãm sản phẩm làng nghề năm 2014. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh đã tới dự lễ và cắt băng khai mạc.
(HBĐT) - Vụ cam năm 2013, 6 ha cam đã mang về cho anh Đặng Văn Bình, xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa, (Lạc Thủy) gần 3 tỷ đồng lợi nhuận. Một người đầy tham vọng như anh chưa hài lòng với kết quả đó. Anh dự kiến trong vài năm tới mở rộng quy mô trồng cam lên khoảng 60 ha, sản lượng mỗi năm không dưới 1.200 tấn cung cấp ra thị trường.
(HBĐT) - Theo Phòng TN&MT huyện Lạc Thuỷ, quý I/2014, UBND huyện thẩm định và cấp mới, chuyển quyền thừa kế, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 134 trường hợp với diện tích 139,13 ha; xác nhận thế chấp quyền sử dụng đất cho 162 trường hợp vay vốn ngân hàng; triển khai công tác trích đo địa chính đất cho các công trình dự án, hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3,6 ha; rà soát, khảo sát xây dựng khu vực vị trí các loại đất năm 2014.