(HBĐT) - Những năm qua, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,8%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 48.365 triệu đồng, đạt 180,5% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao; tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện thực hiện 560 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 22,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,95%.
Công tác thu hút đầu tư đã góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, XĐ-GN, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo tiền đề cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt và các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Thanh Hà có diện tích 282,14 ha và 5 CCN Phú Thành 1, Phú Thành 2, Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông với tổng diện tích 242,39 ha. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2011 - 2020 và các nghị quyết của HĐND huyện, các quyết định của UBND huyện về khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ các cơ sở sản xuất chuyển đổi dây chuyền, hỗ trợ lãi vay cho các chủ trang trại, chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến thô từ sản phẩm rừng trồng được mở rộng, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và nộp ngân sách Nhà nước như Công ty TNHH một thành viên Huy Hoàng (Lạc Thủy), Công ty trồng rừng Tây Nam Bộ, Công ty CP gỗ Hoà Bình và 24 dự án do các nhà đầu tư vào địa bàn.
Để tạo điều kiện phối hợp với nhà đầu tư vào địa bàn nhằm tinh giảm các thủ tục, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân vào địa bàn huyện, Huyện uỷ Lạc Thuỷ đã ban hành Nghị quyết về việc thu hút đầu tư giai đoạn 2013 - 2018, UBND huyện đã thành lập BCĐ thu hút đầu tư huyện Lạc Thủy có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ để các thành viên triển khai theo công việc đã phân công. Thành lập tổ giúp việc cho BCĐ là cán bộ các ngành trong huyện làm công tác tuyên truyền, phối hợp, hướng dẫn việc chấp hành các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục cấp phép với các loại hình, dự án đầu tư, các chính sách ưu đãi thu hút, xúc tiến đầu tư các dự án, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng trên địa bàn. Với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và sự vào cuộc của các ban, ngành, công tác thu hút đầu tư đã có chuyển biến tích cực. Nếu như giai đoạn từ năm 2002 - 2009, toàn huyện chỉ có 9 dự án đầu tư, đến tháng 4/2014 trên địa bàn huyện đã có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng số vốn đăng ký hơn 1.046 tỷ đồng. Trong tổng số 24 dự án đầu tư vào huyện, hiện đã có 20 dự án đang hoạt động, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 30%, nông nghiệp chiếm 25%, du lịch - dịch vụ chiếm 15%, khai thác khoáng sản chiếm 20%, trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái chiếm 5%. Ngoài ra có 2 dự án đã hoạt động SX-KD nhưng tạm ngừng hoạt động từ tháng 6/2013 do suy thoái kinh tế, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư là Công ty TNHH Anh Phương tại xã An Bình với dự án nuôi gà công nghiệp và Công ty CP công nghệ Nhật Việt với dự án Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ tại xã Hưng Thi. 2 dự án được cấp phép nhưng không hoạt động, không xây dựng cơ sở hạ tầng từ khi cấp phép gồm dự án xưởng gia công, bảo quản, chế biến hàng nông - lâm sản xuất khẩu và dự án Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ tại xã Hưng Thi. Bên cạnh đó, các dự án đi vào hoạt động SX-KD đều sử dụng từ 20 - 50 lao động với thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng, đặc biệt, dự án sử dụng nhiều lao động như gạch tuynel thường sử dụng từ 60 lao động trở lên với mức thu nhập ổn định.
Để công tác thu hút đầu tư trong những năm tiếp theo đạt kết quả cao, huyện Lạc Thủy đã có đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để ưu tiên và hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 4 xã của huyện thuộc vùng động lực của tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Vượt qua những khó khăn trong những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh đang phát triển theo quy hoạch, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định, ngày càng có những dấu hiệu tích cực. Nhiều dự án công nghiệp tiếp tục được khởi động. Một số doanh nghiệp mở rộng SX-KD và hướng về vùng nông thôn.
(HBĐT) - Ngày 3/5/1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Hòa Bình, 2/3 xã trong huyện Lương Sơn đều bị máy bay Mỹ oanh tạc. Với tinh thần “Vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, quân và dân huyện Lương Sơn đã làm nên những chiến công bắn rơi máy bay Mỹ oanh liệt. Ngày nay, trên mảnh đất anh hùng ấy, Lương Sơn đang ngày càng phát triển, là trung tâm kinh tế, cửa ngõ của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 18%.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5, giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội khá căng thẳng do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.
(HBĐT) - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Lạc Thủy vừa phối hợp với Liên Đoàn lao động huyện tổ chức cắt băng khánh thành và bàn giao công trình đường bê tông nông thôn – Công trình thanh niên cấp huyện năm 2014 tại thôn Cui, xã Hưng Thi.
(HBĐT) - Là một xã thuần nông không phải là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, huyện nhưng đến nay, xã Tân Phong (Cao Phong) hoàn thành được 13 tiêu chí xây dựng NTM. Đó là nỗ lực lớn của Đảng ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Năm 2013, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn thực hiện thu NSNN đạt 86 tỷ đồng, chỉ bằng 82% dự toán được giao. Các khoản thu quan trọng đều đạt thấp do tình hình SX-KD của các DN trên địa bàn huyện gặp khó khăn, vấn đề thu thuế sử dụng đất dù nhiều nỗ lực vẫn không hoàn thành dự toán. Để đảm bảo thực hiện đạt và vượt kế hoạch thu NSNN năm 2014 đã được tỉnh, huyện giao, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn đang tích cực áp dụng các biện pháp, tập trung vào 2 chỉ tiêu thu lớn là thu từ đất và thu từ DN ngoài quốc doanh.