Các ngân hàng, TCTD tập trung nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong ảnh: Bà con thành phố Hòa Bình thu hoạch ớt xuất khẩu.

Các ngân hàng, TCTD tập trung nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong ảnh: Bà con thành phố Hòa Bình thu hoạch ớt xuất khẩu.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, mặc dù các ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn liên tục trong tình trạng dư thừa nguồn cung nhưng dư nợ tín dụng vẫn đạt thấp, khoảng 1%. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm 2013, dư nợ tín dụng trên toàn tỉnh cho thấy phần nào cho thấy tín hiệu khởi sắc hơn.

 

Đánh giá thực tế nhu cầu vay vốn hiện nay của khối khoanh nghiệp trên địa bàn, bên lề hồi nghị hội doanh nghiệp trẻ vừa qua, một số doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp vẫn “chưa dám” vay vốn tại các ngân hàng và TCTD mở rộng sản xuất - kinh doanh.

Lý do chủ yếu được đưa ra theo một số doanh nghiệp dư nợ tín dụng đạt thấp do đa số doanh nghiệp đang chú trọng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh chính. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, duy trì kinh doanh và trên hết đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho công nhân viên, lao động.

Thực tế kinh tế gặp khó cũng khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp lĩnh vực hoạt động. Công ty Tuổi trẻ là một ví dụ, do kinh tế suy thoái sau khi ngừng toàn bộ lĩnh vực kinh doanh như hệ thống điện máy và chưa biết đến bao giờ công ty mới đầu tư trở lại lĩnh vực này. Hiện, Công ty Tuổi trẻ đang tập trung cho hệ thống khách sạn, nhà hàng ... và những lĩnh vực khác được đánh giá là thế mạnh của đơn vị.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ trên toàn địa bàn của các ngân hàng và TCTD tính đến 31/3/2014 đạt 9.955 tỷ đồng, giảm 0,5% so với 31/12/2013. Tuy nhiên, ước thực hiện đến 30/4/2014, tổng dư nợ tăng mạnh lên ở mức 10.060 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.006 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 4.949 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,8%/tổng dư nợ.

Đánh giá về tình hình tín dụng trên địa bàn, ông Nguyễn Đức Tín, Giám đốc NHNN tỉnh cho rằng, nếu xét trên thực trạng nền kinh tế chung của tỉnh hiện nay, tổng dư nợ tính đến tháng 4/2014 tăng 1% tuy không phải là lớn nhưng cũng là con số đáng mừng nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, thậm chí đến tận tháng 7/2013, dư nợ trên toàn tỉnh vẫn đạt con số âm.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Tín, để đạt được tổng dư nợ tăng trưởng 1% trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã tích cực điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý. Cùng đó, Ngân hàng, TCTD còn liên tiếp hạ lãi suất cho vay đầu ra, tập trung cho vay các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, thương mại dịch vụ, nông nghiệp nông thôn, cơ cấu vốn tín dụng được điều chỉnh theo hướng hợp lý, an toàn.

Minh chứng về hoạt động tín dụng có phần tích cực trong thời gian vừa qua, số liệu báo cáo của NHNN tỉnh cho thấy, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 6.730 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,6%/tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tăng là bao mới đạt 2.953 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6%/tổng dư nợ. Giữ ở mức thấp hơn là lĩnh vực cho vay xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ đạt 44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,28%/tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đạt 1.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.

Định hướng chỉ đạo của NHNN tỉnh, trong thời gian tới, các ngân hàng TM, TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương, hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Quan trọng hơn nữa, các ngân hàng và TCTD trên địa bàn hiện nay luôn tạo điều kiện thuận lợi, không có ách tắc đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện trong việc tiếp cận vốn vay.

Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn chưa “mặn mà” lắm với vốn vay do nền kinh tế vẫn chưa tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng dư nợ cao hơn cùng kỳ cho thấy đâu đó những tín hiệu đáng mừng.  Hi vọng cùng với khởi sắc của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong tỉnh có sự sẵn sàng hỗ trợ đắc lực nguồn vốn ngân hàng, TCTD sẽ mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Qua đó thu hút thêm lao động địa phương, góp phẩn thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

 

                                                            Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác

Cơ quan thuế huyện Cao Phong tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn Cao Phong
Thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) vận động nhân dân đóng góp ngày công và vật liệu bê tông được 400 m đường ngõ xóm rộng 3,5 m theo chuẩn NTM trị giá 180 triệu đồng tạo thuận lại cho nhân dân đi lại, giao lưu hàng hóa.
Rau su su, nông sản đặc trưng của xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang khai thác tốt thị trường Hà Nội thông qua kênh giao dịch hiệu quả là tham gia sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội.
Tuyến đường liên xã Tân Pheo - Yên Hòa (Đà Bắc) được đầu tư từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư vùng hồ Hòa Bình.

Khảo sát thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong

(HBĐT) - Sáng 19/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong. Tham gia đoàn khảo sát có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các Ban của HĐND tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

(HBĐT) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng như: dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433, QL 21A, QL 12B, QL 6 (đoạn qua tỉnh Hòa Bình), dự án đường Chi Lăng kéo dài... phục vụ phát triển KT-XH địa phương và khu vực. Tại các công trình giao thông trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu đang tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch, nguồn vốn phân bổ, sớm đưa các dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.

Thoát nghèo từ trồng cây dổi

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Hền, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), khi gia đình ông đang chuẩn bị xuất nốt số giống cây dổi của vụ ươm năm 2013. Phấn khởi vì cây giống luôn được khách hàng tin tưởng và tiếp tục đặt hàng cho năm sau, ông Hền cho biết: Cũng như nhiều hộ gia đình khác trong xã, gia đình ông đã thoát nghèo và phát triển kinh tế gia đình từ cây dổi, loại cây trồng mà người trồng không kiên trì, nhẫn nại sẽ không “chinh phục” được nó – Loại ây ươm giống một chục hạt chỉ sống được 3-4 hạt, cây trồng phải 10 năm mới cho hạt bói… Vậy mà đến nay, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ cây dổi đạt 100 triệu đồng/năm, giống cây ươm đạt trên 90% tỷ lệ cây sống và nhờ chăm sóc tốt, nhiều cây dổi trên 8 năm trồng đã cho quả bói.

32,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng Khách sạn Hòa Bình 1

(HBĐT) - Sáng 18/5, Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã tổ chức khởi công khách sạn Hòa Bình 1. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, đông đảo các đối tác của Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình.

Thả 35.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại hồ thủy điện Hoà Bình

(HBĐT) - Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).

NHNN khẳng định giữ vững ổn định tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Tối 16-5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông báo khẳng định: “Trong những ngày vừa qua, mặc dù có những diễn biến phức tạp về tình hình biển Đông nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng về cơ bản vẫn tiếp tục ổn định. Hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động bình thường, an toàn, thông suốt cả trong nước và quốc tế”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục