Vườn uơm nhà ông Bùi Văn Dùng, xóm Chuông, xã Xuất Hóa thường xuyên tạo việc làm ổn định cho trên 10 lao động.

Vườn uơm nhà ông Bùi Văn Dùng, xóm Chuông, xã Xuất Hóa thường xuyên tạo việc làm ổn định cho trên 10 lao động.

(HBĐT) - Dự án KFW 7 - cơ hội để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở huyện Lạc Sơn Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là KFW7) đi vào hoạt động từ năm 2007. Theo thiết kế, dự án và hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ Đức và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Là huyện được tham gia dự án, Lạc Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác trồng rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

 

Dự án KFW7 là một trong những dự án lâm nghiệp có quy mô lớn. Nhiệm vụ dự án là hỗ trợ trồng rừng quy mô nhỏ hộ gia đình trên những vùng đất trống và đất rừng cằn cỗi. Mục tiêu chính là đưa đất rừng sản xuất chưa được sử dụng hợp lý vào quản lý có hiệu quả hơn, để sản xuất gỗ bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và các hộ gia đình; duy trì đa dạng sinh học; cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng. Đặc biệt, thông qua dự án, cuộc sống của nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo từng bước vươn lên, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Huyện Lạc Sơn có 5 xã được tham gia dự án gồm: Bình Hẻm, Quý Hòa, Miền Đồi, Mỹ Thành và Văn Nghĩa với diện tích đất đề xuất tham gia là 3.945 ha. Theo kế hoạch, năm 2014, huyện sẽ trồng mới 530 ha, tương đương với 80 vạn cây giống. Hiện, địa phương đã gieo ươm tại 8 vườn ươm phân tán thuộc các xã dự án, tổng gieo ươm được trên 2 triệu cây giống các loại.

 

Đưa chúng tôi đi thăm vườm ươm cây giống rộng hơn 1.500 m2, ông Bùi Văn Dùng, Xóm Chuông, xã Xuất Hóa cho biết: Khi bắt đầu tham gia dự án làm vườn ươm cây giống, gia đình được hỗ trợ hạt giống, túi bầu và được tập huấn kỹ thuật. Tuy là năm đầu tiên tham gia dự án, theo kế hoạch đến đầu tháng 7/2014 gia đình xuất khoảng 10 vạn cây lát và cây trám cho dự án trồng rừng. Hiện tại chúng tôi đã ươm được 12 vạn cây lát, 2 vạn cây trám và tạo việc làm thường xuyên cho trên 10 lao động trong xóm với mức thu nhập bình quân 2,5 -  3 triệu đồng/người/tháng.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dự án KFW7 triển khai ở huyện Lạc Sơn vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Đến nay, diện tích trồng rừng đạt thấp, do nhiều nguyên nhân như: Một số hộ dân ở các xã tham gia dự án trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và điều tra lập địa đã nhất trí và có đơn tự nguyện tham gia dự án, nhưng khi triển khai đo đạc, thiết kế trồng rừng các hộ lại không tham gia. Mặt khác, trình độ dân trí của người dân tham gia dự án chưa cao nên việc tiếp thu kỹ thuật trồng rừng còn hạn chế, lúng túng trong lập phương án trồng rừng. Đáng lưu ý là tình trạng cấp sổ đỏ cho hộ trồng rừng thuộc dự án còn chậm, lại rơi vào những tháng cuối năm nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giải ngân. Người dân thực hiện xong trồng rừng nhưng sổ đỏ chưa được cấp nên chưa được vay vốn của ngân hàng. Trong thời gian tới, BQL dự án huyện Lạc Sơn sẽ tập trung kiểm tra, nghiệm thu trồng, chăm sóc rừng trước khi giải ngân cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay; thực hiện chặt chẽ công tác thẩm định, kiểm tra, xác nhận nghiệm thu trồng rừng đảm bảo đúng quy định, tạo điều kiện cho ngân hàng giải ngân kịp thời vụ trồng rừng trong năm. Đồng chí Bùi Văn Khánh. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Để trồng rừng đạt kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2014 chỉ đạo các xã thuộc dự án việc đo đạc, chuẩn bị hiện trường và đôn đốc các chủ vườn ươm thực hiện nghiêm nghặt kỹ thuật trong việc ươm giống, để cây giống phát triển tốt và chủ động chuẩn bị đủ số lượng cây giống phục vụ cho việc trồng rừng vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm nay.

 

Với những giải pháp cụ thể, dự án KFW7 ở Lạc Sơn sẽ tạo điều kiện để người dân từng bước vươn lên, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

                  

 

                                                                             Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục