Quách Văn Minh đang cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh tại vườn nhà.
(HBĐT) - Hơn 7 năm làm cây cảnh nhưng chính thức khởi nghiệp kinh doanh cây khoảng 4 năm. Giờ đây, anh Quách Văn Minh (sinh năm 1990) đã làm chủ một cơ sở SX -KD sinh vật cảnh ở thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn và là hội viên hội sinh vật cảnh xã Hòa Sơn đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ niềm đam mê này.
Từ nhỏ Minh đã có niềm đam mê đặc biệt đối với cây cảnh, từng theo chân chú ruột rong ruổi trên khắp các nẻo đường Hưng Yên,
Trong khuôn viên khoảng 300 m2, vườn cây cảnh của Minh hiện có khoảng 50 cây to được trồng trong chậu cảnh, đặt xen kẽ những hòn non bộ. Do thời điểm này kinh tế khó khăn, cây cảnh khó bán, lượng khách tới mua cây cảnh giảm, kinh doanh cây cảnh bị lắng xuống, giá cây cảnh cũng không còn đắt như trước nữa. Tuy nhiên, Minh lạc quan cho rằng cây cảnh càng để lâu càng có giá, hàng ngày Minh vẫn chăm sóc, cắt tỉa, phun thuốc cho cây, tạo thế cho những cây đang lớn, khi có tiền em lại tìm mua thêm cây mới; đợi khi thị trường ấm lên, cây cảnh chắc chắn có giá trở lại. Hiện, trong vườn nhà em trồng các loại cây như tường vi, phi lao, tùng la hán, duối, hoa giấy, si, me. Minh chia sẻ: “Đối với người kinh doanh cây cảnh, chọn được cây có tiềm năng là rất quan trọng. Chơi cây cảnh rất tốn công sức và mất nhiều thời gian. Có nhiều thế cây phải mất vài năm mới tạo được khung”. Minh cho biết, cây trị giá nhất có thời điểm khách trả 450 triệu nhưng em chưa bán, cây nhỏ từ 2 triệu trở lên, cây lớn và được đặt hòn non bộ trồng trong chậu to đều có giá hàng chục tới hàng trăm triệu.
Nói về những dự định tương lai, Minh cho biết, trước đây em học khoa Nông học trường cao đẳng Cộng đồng, sau đó liên thông lên đại học Lâm nghiệp và mới tốt nghiệp ra trường. Trước mắt, em tìm việc đúng chuyên môn, vừa làm, vừa tiếp tục phát triển vườn cây cảnh. Minh đang chuyển hướng sang trồng cây bóng mát và tiến tới kinh doanh cây xanh cho các nhà hàng, công sở.
(HBĐT) - Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH huyện đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Lạc Thủy được quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Thanh Hà 282, 14 ha và 5 cụm công nghiệp Phú Thành 1, Phú Thành 2, Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông với tổng diện tích là 242, 39 ha. Trên cơ sở những quy hoạch đự, HĐND, UBND huyện đã ban hành các quyết định, chính sách về khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất chuyển đổi dây chuyền, hỗ trợ lãi vay cho các chủ trang trại...
(HBĐT) - Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa và trồng cây màu mùa vụ hè - thu, toàn tỉnh đã thực hiện làm đất trên diện tích 20.752 ha, đạt 89,2%; gieo 747 tấn mạ, diện tích lúa đã cấy 10.532 ha, đạt 45,3% tổng diện tích.
(HBĐT) - Theo báo cáo của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mai Châu, hiện trên địa bàn huyện có 632 cơ sở sản xuất CN-TTCN tập trung vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tăm mành, đồ gỗ, dệt thổ cẩm... tạo việc làm ổn định cho 2.117 lao động với mức thu nhập ổn định trên 2 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Như một cách thể hiện tình yêu với trái bóng tròn, ngay từ những ngày đầu mùa giải World cup 2014, thị trường quần áo thể thao đã có một sức hút kỳ lạ. Và cho đến nay, dù giải bóng đá lớn nhất hành tinh đã đi được hơn nửa chặng đường, sức nóng ấy dường như vẫn chưa hề giảm. Trang phục của 32 đội tuyển xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến phố thuộc địa bàn thành phố. Đối tượng khoác lên mình những bộ trang phục cũng phong phú hơn ngày thường: từ các bác có tuổi đến các bạn nam, nữ thanh niên và… đặc biệt trào lưu ấy thông qua tình yêu bóng đá của các bậc phụ huynh đã lan đến ngay cả các em nhỏ.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Đà Bắc, năm 2014 huyện được phân bổ 9.836 triệu đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện xây dựng NTM.
(HBĐT) - Giai đoạn 2011-2014, dự án đầu tư đào tạo cán bộ xã, bản và nhóm cộng đồng thuộc chương trình 135 với tổng kinh phí 5,55 tỷ đồng đã mở được 37 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập cho 1.916 lượt học viên.