Nông dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn) mở rộng diện tích trồng bí xanh thương phẩm nhằm tăng thu nhập trên diện tích canh tác.

Nông dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn) mở rộng diện tích trồng bí xanh thương phẩm nhằm tăng thu nhập trên diện tích canh tác.

(HBĐT) - Theo Phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn tổng hợp hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới vào thời điểm cuối năm 2013 của huyện có 8.922 hộ, chiếm 27,86%. Trong 6 tháng đầu năm, ước giảm còn 25,61%. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như: y tế, văn hóa, giáo dục... tạo sự chuyển biến về nhận thức giảm nghèo ở các cấp, ngành và người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của huyện.

 

Để đạt được kết quả đó, huyện Lạc Sơn đã có nhiều nỗ lực và đã lựa hướng đi đúng và chọn đối sách, phương châm xử lý phù hợp. Cụ thể, đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo trên địa bàn. Đầu tiên phải kể đến nguồn vốn ưu đãi tín dụng qua Ngân hàng CSXH với tổng dư nợ trên 244 tỉ đồng cho hơn 20.000 lượt hộ nghèo. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đã đầu tư mua được 3.580 con trâu, bò cày kéo, sinh sản; hơn 1.100 con lợn giống các loại, 49 máy móc thiết bị cày bừa, làm đất và hàng ngàn tấn phân bón các loại, làm mới trên 1.153 công trình NS &VSMT, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, thu hút giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nông nhàn, giúp trên 800 HS -SV nghèo được vay vốn... Trong 6 tháng đầu năm, đã tạo việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ cho 2.167 lao động. Ngoài ra, chi hỗ trợ cho 8.922 hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 trên 2, 6 tỉ đồng. Huyện cấp 111.387 thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và 337 thẻ BHYT cho người cận nghèo. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn ĐBKK theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với tổng mức đầu tư được phê duyệt 26, 2 tỷ đồng, vốn được phân bổ năm 2014 là 11, 3 tỷ đồng. Đến hết tháng 6, huyện đã thực hiện thanh, quyết toán 15 công trình thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền  vững năm 2013. Đồng thời, đăng ký giống cây trồng vụ mùa 2014 để cấp cho hộ nghèo thuộc các xã vùng khó khăn theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ cho 8.579 hộ nghèo với 37.439 nhân khẩu.

 

Để thực hiện CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn, huyện đưa ra mục tiêu giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bình quân từ 4 - 5% hộ theo chuẩn mới, giải quyết việc làm cho 4.000 lao động; sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 87% trở lên, bình quân mỗi năm chuyển dịch 2% lao động từ ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Đến năm 2015, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng đạt 20%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 58%, thương mại dịch vụ 22%.

 

Để đạt được mục tiêu trên, huyện đã đề ra những giải pháp đồng bộ có tính khả thi: đẩy mạnh xã hội hóa công tác XĐ -GN, huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐ -GN và việc làm. Làm tốt việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế, đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; khuyến khích, tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vượt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, quy hoạch đất đai, tiêu thụ sản phẩm, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; đẩy mạnh tập huấn cho người nghèo về kiến thức và kỹ năng sản xuất... Tích cực chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giá, trợ cước, sử dụng và điều hành tốt các nguồn đầu tư phát triển của Nhà nước, thu hút đầu tư từ bên ngoài; khai thác tốt các nguồn lực trong dân và có kế hoạch ổn định để giúp nông dân tiêu thụ các nông sản thực phẩm hàng hóa, tránh bị ép giá, nhất là những sản phẩm đặc sản của địa phương...

 

 

 

                                                                Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung xã Vạn Mai (Mai Châu) thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, máy móc đảm bảo công trình ổn định, bến vững.
Ngài Garvan McCann, Phó Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam cùng đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm mô hình trồng gừng tại xã Đồng Chum (Đà Bắc).

Những trở ngại đường về đích trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tính đến tháng 5, huyện Lạc Sơn mới có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Vũ Lâm), 3 xã đạt từ 13 tiêu chí trở lên, 16 xã đạt từ 5- 10 tiêu chí và còn tới 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Việc thực hiện mục tiêu trong năm 2014 mỗi xã phải hoàn thành thêm 2 tiêu chí đang vấp phải khá nhiều khó khăn, trở ngại.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 5.200 tỷ đồng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.248 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ, thực hiện đạt 47,71% kế hoạch. Trong đó, ngành kinh doanh thương mại ước đạt 3.973 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 75,7%; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch ước đạt 986 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 18,8%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 289 tỷ đồng, tăng 16,53% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 5,5%.

Hơn 1.100 hội viên nông dân được đào tạo nghề

(HBĐT) - Thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, trong 6 tháng đầu năm, Hội ND tỉnh đã trực tiếp tổ chức 4 lớp dạy nghề may, trồng nấm, sửa chữa máy, điện dân dụng cho 151 hội viên nông dân tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy. Ngoài ra, Hội ND các huyện, thành phố đã phối hợp tổ chức 16 lớp dạy nghề ngắn hạn về chổi chít, sửa chữa máy nông cụ, điện dân dụng, may công nghiệp, nuôi chim trĩ, tin học văn phòng cho 943 học viên.

3 xã đạt tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, những năm qua, huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, tập trung phát triển TTCN, phát triển các cụm CN nằm trong quy hoạch, các làng nghề truyền thống như mây tre đan, dệt thổ cẩm; đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ nhằm thu hút lao động dồi dào tại địa phương; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tận dụng qũy đất tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, tập trung đầu tư phát triển ngành nghề chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch...

Giá trị sản xuất CN-TTCN 6 tháng đầu năm tăng 108,66% so với cùng kỳ năm 2013

(HBĐT) - Bước vào năm 2014, sản xuất CN-TTCN của huyện Yên Thủy đã đi vào ổn định và có bước phát triển khá.

Giá trị doanh thu các khu công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 5 dự án đầu tư, đạt 100% kế hoạch, gồm 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 30 triệu USD, 3 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 381,161 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp lên 63 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 366 triệu USD và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 7.503 tỷ đồng. Đến nay có 36 dự án đã đi vào hoạt động cơ bản ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục