Gia đình anh Cao Văn Vinh, xóm Quyết Tiến, xã Yên Hòa là một trong những hộ năng động, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại nguồn thu nhập cao.
(HBĐT) - Cuối tháng 5, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức cuộc khảo sát, giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách ĐC-ĐC tại xã Yên Hòa (Đà Bắc). Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn công tác là ngôi nhà nhỏ của cặp vợ chồng trẻ Lường Văn Điệu - Lường Thị Thương ở xóm Men. Khi được hỏi về cách làm ăn, mức thu nhập của gia đình cả 2 vợ chồng đều trả lời: Khó khăn lắm cán bộ ạ! Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào cây ngô nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn. Mong Nhà nước hỗ trợ giống, vốn hàng năm để gia đình phát triển sản xuất.
Làm việc với lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã được biết: Hiện, cơ cấu kinh tế của xã 73% là nông, lâm, ngư nghiệp. Về trồng trọt, thế mạnh là cây ngô, sắn. Với cây ngô, vụ xuân bà con trồng khoảng 320 ha, vụ mùa khoảng 80 ha, năng suất trung bình đạt 45 tạ/ha, 125 ha sắn; 40 ha lúa vụ mùa, 17,3 ha vụ chiêm - xuân. Tuy nhiên, giá cả nông sản lại bấp bênh nên nguồn thu nhập của người dân không được đảm bảo. Thu nhập bình quân đạt 10,2 triệu đồng/người/ năm. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án đã giúp người dân xóa được đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 54,5% (năm 2010) xuống còn 41,5% (năm 2014). Tuy nhiên vẫn còn 156 hộ có mức sống cận nghèo. Tính đến tháng 6 còn 36 hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở. Nhìn vào số liêu thống kê cụ thể này cho thấy, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
Thấy rõ sự chuyển động chậm chạp trong công tác giảm nghèo và nguy cơ tái nghèo cao nhưng đại diện Đảng ủy, UBND xã thừa nhận: Cho đến thời điểm này, xã vẫn chưa xác định được phải làm gì, làm như thế nào để tạo được sức bật mới giảm nghèo và giảm nghèo một cách bền vững. Trả lời cho câu hỏi: người dân mong muốn được Nhà nước hỗ trợ theo phương thức nào? Đồng chí Hà Xuân ý, Bí thư Đảng ủy xã bày tỏ: Kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy, hỗ trợ cây, con giống cho dân vẫn là hiệu quả nhất, tuy nhiên phải là cây con phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, còn nếu hỗ trợ bằng tiền có thể người dân sẽ sử dụng không đúng mục đích và không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Đồng chí Lường Ngọc Quyết, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Trong thời gian tới, xã có định hướng cải tạo lại vườn chè để nâng cao sản lượng. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ mở các lớp tập huấn cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, hướng cho người dân tập trung nhiều hơn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá lồng trên sông Đà.
Qua tiếp xúc với người dân, nhìn vào kết quả phát triển KT-XH của xã, các thành viên đoàn khảo sát của TT HĐND tỉnh đã nhận định: Vẫn có một bộ phận người dân mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự chủ động tìm tòi ra những hướng đi, cách làm mới để XĐ-GN. Điều dễ dàng nhận thấy là Yên Hòa có đồng đất rộng nhưng chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. Từ trước tới nay, xã được tiếp nhận khá nhiều dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, theo đó, cán bộ và nhân dân trong xã được tham gia nhiều lớp tập huấn KH-KT, cách quản lý kinh tế... Tuy nhiên, những kiến thức đó ít được ứng dụng vào thực tiễn. Xã cần xác định rõ nguyên nhân, gốc rễ của cái nghèo từ đó định hướng cụ thể để XĐ-GN bền vững. Cần chú trọng nhiều hơn tới công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về chính sách của Đảng, Nhà nước để xóa bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Đồng thời, tuyên truyền những cách làm hay, mô hình kinh tế hiệu quả và tình hình thị trường để người dân nắm bắt được, từ đó biết tận dụng, phát huy nội lực để vươn lên thực hiện XĐ-GN bền vững.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Sáng 25/7, BQL các KCN tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Các sở, ngành chức năng, tổ chức công đoàn, BQL, đại diện các doanh nghiệp đã dự hội nghị.
(HBĐT) - Đến hết năm 2013, xã Thu Phong (Cao Phong) được công nhận đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Là xã làm điểm của huyện trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Thu Phong đang nỗ lực về đích.
(HBĐT) - Xã Phúc Tuy cách trung tâm huyện Lạc Sơn 13 km và cách quốc lộ 12B khoảng 7km nhưng lại là xã 135. Đến được xã ngoài con đường liên xã được thảm bê tông nhựa Thượng Cốc, Phú Lương, Phúc Tuy có vẻ thuận lợi nhưng đến được các xóm mới thấy Phúc Tuy còn khó khăn trăm bề.
6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.
(HBĐT) - Ngày 23/7, tại Trung tâm thương mại AP Plaza, Sở Ngoại vụ đã tổ chức hội nghị tập huấn về nghiệp vụ lễ tân ngoại giao và hướng dẫn sử dụng thẻ doanh nhân APEC cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Toàn TP. Hòa Bình hiện có hơn 1.200 hộ cá thể với hơn 2.500 lao động, 45 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 2.100 lao động, 1 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN -TTCN.