Cơ ngơi của gia đình chị Bùi Thị Huê (xóm Chù Bụa-xã Mỹ Hoà) được khang trang như hiện nay, phần lớn bằng nguồn thu từ mía tím.
(HBĐT) - Là một trong những xã trồng cây mía tím nhiều nhất ở huyện Tân Lạc, Mỹ Hòa đang có sức phát triển mạnh mẽ và dần đưa giống mía này trở thành cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết 08 của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Mỹ Hòa đã tiến hành chuyển đổi từ đất lúa, ngô,… sang trồng mía tím và đem lại những hiệu quả rõ rệt. Toàn xã hiện có 903 hộ với khoảng 3800 dân.
Với lợi thế chất đất phù hợp, có đến 95% hộ dân ở đây đều trồng mía tím, chỉ còn lại 5% là kinh doanh nhỏ hoặc buôn bán mặt hàng khác. Ban đầu, diện tích đất hoang hóa còn nhiều, đất ruộng và cây trồng khác năng suất thấp nên hiệu quả đem lại không cao. Đồng chí Bùi Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: Ban đầu, diện tích đất ruộng được chuyển sang trồng mía 15 ha. Thấy hiệu quả, bà con đã mở rộng diện tích mía lên đến 360 ha (đất ruộng, đất bãi, đất đồi…) và đem lại thu nhập đáng kể. Chính quyền xã đã làm việc với Ngân hàng NN&PTNT đề nghị tạo điều kiện cho người dân vay vốn nhiều hơn với lãi suất thấp. Trước đây, chỉ có thể vay được từ 10 - 20 triệu đồng/lần nhưng hiện nay có thể vay đến 50 triệu đồng, hạn mức vay cao nhất. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến nông được đẩy mạnh hỗ trợ, giúp người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc mía để nâng cao chất lượng sản phẩm. Được sự giúp đỡ lực lượng dự bị động viên cùng dân làm đường bê tông, đến nay giao thông đã thuận lợi hơn trước nhiều khiến cho giá mía tăng theo, có khi lên từ 6.000 - 8.000 đồng/cây. Được biết, trước khi có cây mía (năm 2000), bình quân thu nhập đầu người của xã chỉ đạt 7 triệu đồng/ năm, nhưng cho đến nay, đã tăng lên 17 triệu đồng/người/ năm Hiện tại có 60% hộ dân ở mức thu nhập trung bình, 30% đạt mức khá trở lên, chỉ còn 10% thu nhập thấp. Trong đó, nguồn thu từ trồng mía tím chiếm vai trò chủ lực. Nhiều hộ gia đình khá giả lên nhờ mía như gia đình ông Bùi Văn Sự, Đinh Công Làn, Bùi Văn Thiên, Bùi Thị Huê (xóm Chù Bụa), Đinh Công Chất ( xóm Đon)…
Chị Bùi Thị Huê (xóm Chù Bụa) cho biết: Lúc đầu trồng cây mía này khó khăn lắm, phải đi vay vốn để mua giống cây và phân bón, mình lại chưa có kỹ thuật trồng nên năng suất không cao. Từ khi được chính quyền giúp đỡ về vốn, mình cũng được học hỏi kỹ thuật trồng cây nên cuộc sống cũng khá lên nhiều. Năm 2013, gia đình thu được 160 triệu đồng từ mía. Bác Đinh Công Làn (68 tuổi) có nhiều năm trồng mía tím chia sẻ: Gia đình tôi hiện có hơn 1ha mía tím, ngoài ra còn có khoảng 3000 gốc sắn nữa. Nhờ học hỏi, nay chúng tôi đã làm chủ được quy trình thâm canh. Năm 2013, gia đình thu được 215 triệu đồng.
Với cây trồng chủ lực là mía tím, KT-XH Mỹ Hoà đã có bước phát triển đáng mừng. Trước đây khoảng chục năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 40%. Năm 2013 giảm còn 24%; 6 tháng dầu năm nay chỉ còn 17%. Hiện xã đang có chủ trương giảm tiếp 3% số hộ nghèo trong thời gian tới. Xã đã xóa được nhà tạm, nhà tranh - vách đất, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang hơn. Nhiều gia đình sắm sửa được xe máy, ti vi, tủ lạnh và nuôi được các con đi học đầy đủ. Nhờ có cây mía, bà con trong xã có thể tham gia đóng góp kinh phí làm đường, xây dựng nhà văn hóa. Cuộc sống của người dân về cơ bản đã được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian tới, xã vẫn xác định cây mía tím là cây trồng chủ lực ưu tiên phát triển, tiến tới thay thế toàn bộ các cây trồng kém năng suất, đem lại thu nhập thấp..
Thanh Sơn
(Lớp báo chí K56, đại học KHXH&NV)
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Quyết định số 354, ngày 24/7/2014 phê duyệt nội dung kế hoạch thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2014.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 76,505 triệu USD, tăng 47,25% so với cùng kỳ, thực hiện 51% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Sáng 30/7, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo huyện Lạc Thủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm; công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 A, dự án kè sông Bôi và một số dự án trên địa bàn. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Sáng ngày 30/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Hội nghị BCH lần thứ 7, khoá IV, nhiệm kỳ 2010-2015.
(HBĐT) - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 được thực hiện trên địa bàn 42 xã của 5 huyện Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thủy, Tân Lạc và Lạc Sơn với tổng mức đầu tư trên 536 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2010 - 2015. Tính đến năm nay, dự án đã thực hiện hoàn thành 51 công trình giao thông, tổng chiều dài 50 km, khoảng 20.000 người dân hưởng lợi; 49 công trình thủy lợi, ổn định nước tưới cho khoảng 600 ha; 7 công trình nước sinh hoạt, cung cấp nước hợp vệ sinh cho khoảng hơn 1,2 vạn người.
(HBĐT) - Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết, nhờ ứng dụng và chuyển giao KH-KT công nghệ đã góp phần tăng nhanh sản lượng cây trồng, mỗi năm, huyện tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT, xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm sản xuất cho hàng nghìn lượt hộ tham gia.