Người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nuôi cá lồng cho thu nhập cao theo hướng bền vững.

Người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nuôi cá lồng cho thu nhập cao theo hướng bền vững.

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, nuôi cá lồng được xem là lợi thế của xã Hiền Lương, (Đà Bắc). Mặc dù vậy, các hộ dân tại các xóm ven lòng hồ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn có. Tuy nhiên, những rủi ro về nghề nuôi cá đẩy lùi dần bởi cách làm và hướng đi mới của người dân tại xã Hiền Lương cùng sự trợ giúp đáng kể từ dự án nâng cao năng lực cho các nhóm dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin và đảm bảo an ninh lương thực (AFAP).

 

Trong nhiều năm liên tục,  mặc dù có nhiều cố gắng song số lồng cá trên toàn xã chưa bao giờ vượt qua con số 50. Trong gần 2 năm qua, nhờ sợ   giúp sức của dự án AFAP, số lồng cá của xã Hiền Lương đã tăng lên, đạt trên 150 lồng với nhiều giống cá có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

 

Đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: Trước đây, các mô hình dự án đầu tư vào nuôi cá cũng như người dân tự phát nuôi cá lồng đều lấy giống từ địa phương khác nên tỷ lệ sống rất thấp, có khi chỉ đạt từ 10 - 15%. Mặc khác, KH- KT áp dụng vào nuôi cá lồng chưa đảm bảo nên có những năm cá tại các lồng chết hàng loạt. Do có nhiều rủi ro cùng với nguồn đầu tư lớn nên có những năm nhiều hộ dân nuôi cá lồng đã rơi vào cảnh trắng tay. Nhờ dự án AFAP, nhiều hộ dân trong xã Hiền Lương tham gia nuôi cá lồng trong năm qua đã có thu nhập đáng kể. Những hộ tích cực tham gia nuôi cá lồng nhà ít được gần chục triệu đồng, nhà nhiều có đến vài chục triệu đồng. Cá biệt có những hộ thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ bán cá giống cho người dân.

 

Theo đại diện BQL dự án AFAP, sau khi nghiên cứu đánh giá tình hình, đã kết hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh triển khai mô hình ương cá giống tại xã Hiền Lương giúp cho các hộ tham gia có thể tạo ra các loại giống cá mới cho gia đình và các hộ dân trong xóm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

 

Xã Hiền Lương thành lập tổ hợp tác ương cá giống, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân tham gia được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi. Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh, xử lý lồng cá và khu vực nuôi, cách chăm sóc cá...  Sau khi triển khai, các hộ vừa có cá giống để nuôi vừa hỗ trợ các hộ khác giống cá để thực hiện mô hình nuôi cá lồng.

 

Đà Bắc là huyện có nhiều xã thuộc vùng lòng hồ, diện tích mặt nước 6.800 ha, điều kiện khí hậu, sinh thái và hệ thuỷ văn thuận lợi phù hợp với nghề nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Dự án AFAP hỗ trợ thực hiện thành công tại xã Hiền Lương đã có tác động tích cực tới việc nhân rộng sang các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho người dân xã Hiền Lương nói chung và vùng hồ sông Đà nói riêng có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thu nhập bền vững.

 

 

 

                                                                       Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mô hình trồng bí xanh an toàn tại xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thủy) năng suất bình quân đạt trên 20 tấn/ha, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh

Lạc Sơn huy động hơn 126 tỷ đồng xây dựng hạ tầng NTM

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thông qua nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, huyện Lạc Sơn đã huy động được 126,8 tỷ đồng đáp ứng xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng NTM.

Cấp giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án, tổng vốn đăng ký 500 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 7, tỉnh ta đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 500, 4 tỷ đồng, gồm: Trại chăn nuôi xã Ngọc Lương (Yên Thủy); Đầu tư xây dựng công trình và khai thác đá vôi tại Tiến Sơn, Thành Lập (Lương Sơn) và Dự án BT đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính TPHB.

Huyện Lạc Thủy: Chưa có xã đạt tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Thủy, đến hết tháng 7, đường trục xã, liên xã của toàn huyện có 106, 5 km đã được cứng hóa, đạt 76,1%; 12, 5 km đường cấp phối, chiếm 8,9%; nhiều tuyến đường trục xã được nâng cấp, sửa chữa như QL 21A, tỉnh lộ 438A, 438B; 12 xã có đường nhựa hoặc đường bê tông đến trung tâm xã, chiếm 93,3% xã; có 115 km đường trục thôn được cứng hóa hoặc nhựa hóa, chiếm 40,3%; 95, 6 km được cấp phối, chiếm 33,5%; có 121, 2 km đường ngõ xóm được cứng hóa, 60, 8 km được cấp phối; 11, 2 km đường nội đồng được cứng hóa và cấp phối, chiếm 3,52%.

Hội CCB xã Hợp Đồng: Hỗ trợ hội viên xóa đói - giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hội CCB xã Hợp Đồng (Kim Bôi) hiện có 232 hội viên, sinh hoạt ở 7 chi bộ. Trong những năm qua, hội viên CCB luôn phát huy phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”, tích cực hưởng ứng các phong trào thi dua như: Ngày vì đồng đội, ngói hóa xóa nhà tranh... Nhờ đó, đã góp phần hạ tỷ lệ hộ hội viên nghèo trong xã xuống dưới 10% vào cuối năm 2013.

Kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 7/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Lạc Thuỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, Tài nguyên - Môi trường; lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ và 3 xã điểm NTM của huyện gồm: Đồng Tâm, Phú Lão, Thanh Nông.

“Nóng” tình trạng dây dưa, trây ỳ nợ thuế

(HBĐT) - Trong 7 tháng đầu năm nay, thu ngân sách của tỉnh đạt 1.096.036.000 triệu đồng, đạt 64% dự toán Chính phủ giao. Để đạt được kết quả đó, ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã quán triệt đến từng CBVC nhận thức rõ trọng trách nhiệm vụ được giao, từ đó chủ động có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, phấn đấu khai thác tăng thu để bù đắp một phần số hụt thu do khách quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục