Các hộ dân xã Thái Thịnh (TPHB) phát triển nghề nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Các hộ dân xã Thái Thịnh (TPHB) phát triển nghề nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

 

Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân thành phố Hòa Bình thì hiện nay trên địa bàn thành phố, tổng diện tích hồ nuôi cá là 160ha, trong đó ao hồ nhỏ của các hộ nuôi là 126 ha, hồ thủy lợi nhỏ kết hợp nuôi thả cá là 34 ha. Số lồng cá trên địa bàn thành phố là 137 lồng. Sản lượng thu hoạch cá 9 tháng đầu năm ước đạt 450 tấn.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hòa Bình cho biết: “Hiện nay, vùng nuôi cá lồng của thành phố Hòa Bình chủ yếu tập trung ở xã Thái Thịnh (hơn 100 lồng), phường Tân Hòa (khoảng 30 lồng), còn lại là rải rác ở xã Yên Mông, phường Phương Lâm và phường Đồng Tiến. Thời điểm khoảng năm 2007, 2008 nghề nuôi cá lồng diễn ra khá rầm rộ, nhất là trên địa bàn xã Thái Thịnh (vùng lòng hồ Hòa Bình). Sau đó do ảnh hưởng của việc xây dựng Thủy điện Sơn La, việc đánh bắt cá bằng xung điện và tình trạng người dân sử dụng thuốc diệt cỏ trên các quả đồi ven sông diễn ra phổ biến khiến cá chậm lớn và chết hàng loạt nên đã có đến trên 50% lồng cá bị bỏ không. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thủy điện Sơn La hoạt động đi vào ổn định, tình hình đánh bắt cá bằng xung điện bị ngăn chặn, việc sử dụng thuốc diệt cỏ cũng có giảm bớt thì nhiều hộ dân bắt đầu quay trở về với nghề nuôi cá lồng”.

 

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Diện (xóm Vôi, xã Thái Thịnh) hiện đang duy trì nuôi 3 lồng cá. Trò chuyện với chúng tôi, anh Diện chia sẻ: “Ban đầu khi đầu tư vào nuôi cá lồng, gia đình tôi vẫn còn băn khoăn. Nhưng khi đầu tư vào nuôi, được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá và làm lồng bè từ phía Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân các cấp nên tôi đã yên tâm đầu tư. Điều quan trọng nhất trong nuôi cá lồng là phải bảo vệ, giữ được sạch nguồn nước nuôi thì mới tránh được dịch bệnh. Để làm được điều đó, các chủ nuôi cá lồng phải đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh khu vực nuôi thường xuyên, không được đổ bừa bãi cá dầu nhỏ xuống cho cá ăn nuôi ăn, mà phải cho ăn ít một và chú ý vớt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm cho lồng nuôi. Thời gian gần đây tình hình ANTT, vệ sinh môi trường khu vực lòng hồ ổn định, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng”.

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nếu như trước đây nguyên liệu làm lồng là tre, nứa thì nay chủ yếu là khung sắt, lưới và phao phi nhựa dùng để nâng lồng. Tính trung bình mỗi chiếc lồng  như vậy đầu tư hết khoảng 8- 10 triệu đồng nhưng dùng rất bền. Các loại cá được phục hồi nuôi chủ yếu là trắm cỏ, trê lai, rô phi đơn tính và cá chày mắt đỏ. Mật độ thả 200 con/lồng 24m3 . Một số hộ gia đình thì đã bắt đầu mạnh dạn nuôi các loại cá đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Thái Thịnh.

 

Bắt đầu từ cuối năm 2013, mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh đã được nhân rộng tới các hộ dân tổ 11, 12 phường Tân Hòa. Đồng chí Trần Văn Khương – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi cá lồng phường Tân Hòa cho biết: “Trước đây, đời sống của bà con tổ 11, 12 chủ yếu là trông vào đánh bắt cá trên sông thu nhập bấp bênh và nghề phụ là đan rọ tôm, đóng thuyền. Nhưng khi thấy mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh thì một số hộ dân ở đây đã mạnh dạn tận dụng mặt nước ven sông nuôi để nuôi cá lồng. Kết quả bước đầu cho thấy đã khai thác được lợi thế mặt nước; tận dụng thức ăn, phụ phẩm cho có ăn; đầu ra tốt góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân.”

 

Vượt qua được những giai đoạn khó khăn, nghề nuôi cá lồng tại Thành phố Hòa Bình đang dần sống lại, bước đầu hình thành và nhân rộng vùng nuôi cá lồng tập trung mang tính hàng hóa, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.

                                                                       

 

                                                                 Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác

Từ vốn vay ưu đãi của NH CSXH nông dân thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến đầu tư trồng ngô lai năng suất, chất lượng cao từng bước giảm nghèo bền vững.
Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia hội nghị thúc đẩy sản xuất vụ đông năm 2014 tỉnh ta.
Cục thuế tỉnh phát tài liệu, văn bản mới về thuế cho các các doanh nghiệp tại hội nghị

Dự án xi măng Cao Dương bị loại ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng

(HBĐT) - Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

Toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 12.400 lao động

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB& XH), trong 9 tháng, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 12.400 người, đạt 79,5% kế hoạch năm.

Kỳ Sơn: 23 con trâu, bò bị chết do bệnh tụ huyết trùng

(HBĐT) - Đầu tháng 9, bệnh tụ huyết trùng đã xuất hiện rải rác tại các xã của huyện Kỳ Sơn, trong đó xã Dân Hòa bùng phát mạnh nhất, với 32 con bị mắc, đã có 23 con bị chết. Nguyên nhân dịch bệnh chủ yếu do người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng bệnh định kỳ, bên cạnh đó do gia xúc thả rông trên đồi, khi mắc bệnh, không được chữa trị kịp thời.

Kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 10/9, tại xã Địch Giáo, UBND tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Tân Lạc. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có lãnh đạo các sở NN&PTNT, Tài chính, Giao thông vận tải, VH-TT&DL; lãnh đạo huyện Tân Lạc và 3 xã điểm NTM của huyện gồm Phong Phú, Địch Giáo và Tử Nê.

Lương Sơn dồn lực cho các xã phấn đấu về đích NTM năm 2015

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 5 xã đăng ký về đích NTM vào năm 2015 gồm: Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Thành Lập, Cao Thắng và Liên Sơn. Đối với 5 xã này, Ban chỉ đạo 800 huyện Lương Sơn xác định trong thời gian tới cần ưu tiên nguồn lực đầu tư để tiếp thêm sức mạnh giúp các xã tăng tốc và cán đích đúng kế hoạch đề ra.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại vùng miền núi phía Bắc – Hòa Bình 2014

(HBĐT) - Tối ngày 9/9, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ đã tới dự và cắt băng khai mạc Hội chợ Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại vùng miền núi phía Bắc – Hòa Bình 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục