Nhờ tiếp cận vốn NHCSXH, hộ ông Bùi Văn Nửn, xóm Cút, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh giảm khoảng 3,5%, đạt 21,73%, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh khoảng 18,35%. Qua rà soát, có 48 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 17 xã so với năm 2012. Đây là tiêu chí khó nên đang được địa phương nỗ lực phấn đấu để đạt được như kế hoạch đã đề ra. Theo quy định, xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng, tức là phải dưới 10% (quy định chung dưới 6%).
Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Lạc là 33,42%, năm 2013 giảm xuống còn 23,75%. Năm nay ước có 3 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% là Quy Mỹ, Thanh Hối và Địch Giáo. Để tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% trong năm nay, huyện Tân Lạc đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinh tế hướng tới thoát nghèo bền vững. Do đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức từ cấp ủy, chính quyền và nhân dân, cùng chung tay góp phần hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM. Ngoài ra, huyện tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, thông qua các chính sách hỗ trợ vốn vay trên các lĩnh vực: giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng các mô hình chăn nuôi, đào tạo nghề, chuyển giao KH-KT cho người dân. Những hoạt động này đã giúp hộ nghèo thay đổi nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững. Để giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, các đoàn thể còn hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn, nỗ lực khai thác các nguồn vốn, làm dịch vụ ủy thác, tín chấp với ngân hàng giúp các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận được nguồn vốn nhanh nhất. Đây là giải pháp đem lại hiệu quả rõ nhất đối với các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Đến hết tháng 9, toàn huyện có 6.600 hộ nghèo còn dư nợ với số tiền 82.894 triệu đồng. Nhiều gia đình được ngân hàng cho vay vốn mở rộng SX-KD, phát triển ngành nghề, chăn nuôi đã thoát nghèo bền vững...
Với phương châm “Cho cần câu thay vì con cá”, các huyện đã phối hợp với các cấp, ngành, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm... giúp hộ nghèo nắm bắt các quy trình, kỹ thuật sản xuất. 9 tháng qua, toàn tỉnh đã triển khai 152 mô hình sản xuất tại các xã trên địa bàn với tổng kinh phí hỗ trợ trên 74,8 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình NTM 6,6 tỉ đồng. Hiện, các xã đã và đang triển khai 50 mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Nhiều mô hình có tính lan rộng, mang lại hiệu quả cao như: nuôi cá lồng ở Đà Bắc, trồng rau an toàn ở TPHB, trồng cây có múi ở Kim Bôi, Cao Phong...
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước thực hiện tiêu chí hộ nghèo, các địa phương cần tập trung cao nhất cho phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực, xây dựng nhiều mô hình mới, nhân rộng các mô hình sản xuất đang hoạt động có hiệu quả, phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường, khuyến khích liên kết 4 nhà, liên doanh theo phương châm doanh nghiệp hoá, liên kết hoá, xã hội hoá, vừa đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức doanh nghiệp, HTX... vừa quan tâm phát triển kinh tế hộ; thực hiện một bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp giảm nghèo cho các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong xây dựng NTM. Tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác giảm nghèo để nhân dân tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong xây dựng NTM trong năm nay.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Thủy, hiện trên địa bàn huyện có 82% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, các cơ sở SX-KD từng bước đảm bảo VSMT, chất thải, nước thải được xử lý; nhiều xã có các hoạt động BVMT như: phát động phong trào trồng cây xanh ven đường, giao các tuyến đường cho các đoàn thể tự quản; vận động gia đình chăn nuôi làm hầm bioga...
(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu thay đổi phương thức SX, nâng cao năng suất, sản lượng các mặt hàng nông sản, 9 tháng qua, huyện Yên Thủy tiếp tục triển khai thí điểm dự án 25 ha cánh đồng mẫu lớn liên kết SX, tiêu thụ bí xanh an toàn, mô hình trình diễn SX rau giống Hàn Quốc. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm KN-KN triển khai, thực hiện 9 mô hình hỗ trợ phát triển SX với tổng kinh phí 2,482 tỷ đồng.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Sơn đã chủ động lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn như: chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, NTM... với số tiền gần 13 tỉ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó nhân dân đóng góp 1,5 tỉ đồng.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã gieo trồng trên 2.000 ha các loại cây vụ đông, gồm khoảng 900 ha ngô, 300 ha khoai lang, 60 ha đậu tương và trên 700 ha rau, đậu các loại. Diện tích cây vụ đông trồng tập trung nhiều nhất tại các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Lạc Sơn...
(HBĐT) - Được chọn là xã điểm xây dựng NTM của huyện Tân Lạc, xã Địch Giáo đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí để về đích vào năm 2015.
Lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT