Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình là một trong những đơn vị tham gia tích cực cho vay vốn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo Sở KH &ĐT, toàn tỉnh hiện có 2.100 doanh nghiệp (DN) và 200 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên số DN hiện đang hoạt động chỉ chiếm 60% (1.351 DN), trong đó có khoảng 872 DN hoạt động ổn định, 479 DN hoạt động trong tình trạng khó khăn. Riêng năm nay, có 89 DN ngừng hoạt động, tăng 4,7% so với năm 2013, có 250 DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN và mã số thuế, bằng 87,4% so với năm 2013. Đứng trước thực trạng này, trong các diễn đàn về KT - XH của tỉnh luôn có nhiều ý kiến đề xuất quan tâm tháo gỡ khó khăn cho DN và đã thu hút được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan.
Để việc hỗ trợ, giúp đỡ DN được hiệu quả, Sở KH &ĐT đã khảo sát thực tế và đưa ra được những điểm yếu của các DN trên địa bàn đó là: Hầu hết các DN có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây lắp, phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Quy mô vốn của DN quá thấp (có tới 30% DN vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng), sức cạnh tranh yếu. Sản phẩm làm ra chưa đa dạng, chủ yếu là gia công lắp ráp, hàm lượng công nghệ cao trong giá trị sản phẩm còn thấp. Với sự tác động từ chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện từ đầu năm 2012, nhiều dự án đầu tư công bị đình hoãn đã trực tiếp tác động đến các dự án khai thác chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng, lượng hàng tồn kho ngày càng lớn. Cũng do thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ, nên DN khó tiếp cận được vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh (SX-KD). Bên cạnh đó, nhiều chủ DN còn thiếu kiến thức về thương mại quốc tế, quản trị DN, thông tin thị trường. Một số DN được chuyển đổi từ nông trường phần lớn chưa xác định được phương hướng SX -KD, thiếu vốn, thiếu việc làm, chưa tạo được vùng chuyên canh lớn, chưa có khối lượng sản phẩm làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Chỉ rõ những khó khăn mà các DN trên địa bàn đang gặp phải, Sở KH &ĐT đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN phát triển như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư và DN. Các sở, ngành, và UBND các huyện phối hợp rà soát giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình báo cáo với UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN theo Kế hoạch số 35 ngày 17/8/2012 của UBND tỉnh. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay, đặc biệt là các DN có dự án đầu tư hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động. sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa vào hoạt động để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ SX -KD của các DN trên địa bàn. Trong điều kiện KT -XH của tỉnh và nguồn lực đầu tư công còn nhiều khó khăn, các DN cần rà soát, tự cơ cấu lại bộ máy quản lý, nâng cao trình độ, năng lực DN. Xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp, chủ động thực hiện tiết kiệm, quản lý tốt các khâu SX -KD tiêu thụ sản phẩm. Tạo mối liên kết, sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình cắt giảm chi phí kinh doanh cùng vượt qua khó khăn. Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh kịp thời phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền những kiến nghị, đề xuất và biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuyên truyền, vận động các DN tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia công tác xã hội. Tăng cường công tác phối hợp có sự tham gia của các DN trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách. Giảm chi phí thời gian cho DN, nhà đầu tư thông qua việc nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, chất lượng công vụ của các cơ quản quản lý nhà nước. Rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, để tránh chồng chéo, tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư.
Đồng chí Dương Văn Khang, Phó Giám đốc Sở KH &ĐT cho biết: Bên cạnh những giải pháp mang tính tổng thể này, ngành đã tham mưu cho tỉnh nhưng giải pháp mang tính cụ thể cho từng phần việc, từng lĩnh vực như: cải thiện môi trường kinh doanh; thực hiện chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế; hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm góp sức cho DN phục hồi sức khỏe, một lực lượng có đóng góp lớn cho việc tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh nhà.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Đến nay, DAGN giai đoạn II huyện Yên Thủy đã hoàn thành 173 tiểu dự án cải thiện hạ tầng thôn, bản, mỗi tiểu dự án có mức hỗ trợ bình quân dưới 100 triệu đồng. Trong đó có 77 tiểu dự án giao thông, 67 tiểu dự án thủy lợi, 4 tiểu dự án xây dựng dân dụng và 25 tiểu dự án tư vấn cá nhân.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 19 xã thuộc chương trình xây dựng NTM, đến nay đã có 3 xã đạt 14 tiêu chí là Nhuận Trạch, Hòa Sơn và Thành Lập; 3 xã đạt 13 tiêu chí là Liên Sơn, Cao Thắng và Lâm Sơn.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 tỉnh, năm 2014, nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã hỗ trợ làm mới, nâng cấp được khoảng 68 km đường GTNT, kinh phí thực hiện trên 48 tỉ đồng.
Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế của Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay 3-12, cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ cải thiện từ mức 5,4% năm 2013 lên 5,6% năm 2014.
(HBĐT) - Theo Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lạc Sơn, giá trị sản xuất CN -TTCN toàn huyện tháng 11 ước đạt 20 tỉ đồng, lũy kế 11 tháng đạt 230 tỉ đồng, bằng 127% kế hoạch. Toàn huyện có 93 doanh nghiệp và trên 3.500 hộ sản xuất - kinh doanh nhỏ lẻ.