Mô hình trồng bí đỏ lấy hạt của gia đình HVND Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng bí đỏ lấy hạt của gia đình HVND Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Xác định hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh (SX-KD) vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Những năm qua, với sự nỗ lực, trách nhiệm cao, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện tốt việc ủy thác, qua đó tạo điều kiện cho nhiều gia đình HVND có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) hộ SX -KD khá trong xã, ông cho biết: “Từ năm 2006, gia đình tôi trồng bí đỏ lấy hạt theo hợp đồng với Công ty Nhiệt đới. Công ty đầu tư giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Với diện tích 1, 2 ha cho thu 4 tạ hạt/năm, giá 460.000 đồng /kg cho thu nhập 180 triệu đồng /năm. Ngoài ra, gia đình còn mở rộng trồng bí xanh thương phẩm, mướp đắng và dưa chuột. Tổng thu nhập từ các loại cây trồng của gia đình đạt trên 300 triệu đồng /năm, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng”. Năm 2011, qua kênh Hội Nông dân, gia đình ông được vay 30 triệu đồng từ chương trình tín dụng SX -KD đầu tư trồng 1 ha chanh đào. Ngoài ra, gia đình còn có 5 ha rừng keo năm thứ 2. Từ hiệu quả kinh tế của gia đình ông Lâm, lãnh đạo NHCSXH huyện có thể nâng mức cho vay tối đa 100 triệu đồng để gia đình ông đầu tư phát triển sản xuất.

 

Tương tự gia đình ông Lâm, những năm qua, hàng nghìn gia đình HVND nghèo, dân tộc thiểu số, thương nhân vùng khó khăn... đã được Hội Nông dân các cấp hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, nuôi con ăn học và xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường...

 

Thông qua hoạt động ủy thác với NHCSXH, đến nay, tổng dư nợ của các chương trình tín dụng chính sách do Hội Nông dân quản lý 490.922 triệu đồng, tăng 25.728 triệu đồng so với năm 2013, trong đó, 796 tổ được uỷ nhiệm thu lãi với 28.351 hộ vay vốn, nợ quá hạn chiếm 0,33%/tổng dư nợ; số dư tiền gửi tiết kiệm 5.299 triệu đồng với 19.231 hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm. Để các nguồn vốn vay thực sự phát huy hiệu quả, trong quá trình cho nông dân vay vốn, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh “liên kết 4 nhà”, đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT, phương pháp hạch toán kinh tế hộ gia đình và mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho HVND.

 

Trong hoạt động ủy thác, Hội thường gắn với các phong trào thi đua “SX -KD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Xây dựng NTM”... Sau 11 năm thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 7 vạn lượt hộ HVND vươn lên thoát nghèo; hàng năm thu hút 70- 80% gia đình HVND đăng ký “Hộ SX -KD giỏi”.

 

Thông qua vốn vay hỗ trợ đã xuất hiện nhiều mô hình SX -KD cho hiệu quả kinh tế cao, khẳng định được hiệu quả bền lâu trên địa bàn tỉnh như: mô hình trồng cây có múi và trồng mía ở Cao Phong, chăn nuôi ở Lương Sơn, Lạc Thuỷ...

 

Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi tới hội viên, nông dân; chỉ đạo các cấp Hội nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ủy thác với NHCSXH; củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; hỗ trợ nông dân kiến thức kỹ thuật, công nghệ, vốn, vật tư, công cụ sản xuất; tổ chức tập huấn và phối hợp tập huấn KH -KT cho trên 20.000 lượt nông dân tham gia; đẩy mạnh công tác KN -KL; tích cực tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho hội viên và con em nông dân; phấn đấu mỗi năm tổ chức và phối hợp dạy nghề cho 2.900 nông dân trở lên, trong đó, 80% người được đào tạo có việc làm.

 

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Gia đình chị Lê Thị Huệ, xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TPHB) phát triển mô hình cây ăn quả đem lại nguồn thu nhập cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hào Lý tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Từ thị trấn Đà Bắc vào xã Hào Lý chừng vài km trên trục đường giao thông khá thuận lợi. Với vị trí tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ nên Hào Lý còn có điều kiện về giao thương. Trên những triền đồi cao, cây lâm nghiệp được người dân trồng phủ kín, men theo triền đồi, đất bãi, người dân trồng những loại cây như ngô, mía... Chúng tôi cảm nhận được người dân nơi đây dù còn bộn bề khó khăn nhưng nỗ lực làm đất sản xuất để cuộc sống ấm no hơn.

Huyện Lạc Sơn, Lương Sơn: Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán giao

(HBĐT) - Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn vừa tổ chức tổng kết công tác thuế năm 2014, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2015.

Huyện Kim Bôi: 926 hộ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Ngày 26/1, Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.

Thanh Nông phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Là xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) gặp không ít khó khăn trong triển khai xây dựng NTM. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm sáng tạo, phong trào xây dựng NTM ở Thanh Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bước đầu mang lại sự khởi sắc cho diện mạo nông thôn.

Kim Bôi xây dựng 78 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Năm 2014, huyện Kim Bôi đã mở được 375 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt cho 13.522 lượt người tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục