Nhờ nuôi dê núi, gia đình ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - “Tết năm nay, gia đình tôi chỉ cần bán 1 hoặc 2 con dê là có đủ tiền để mua sắm, chẳng phải lo đứt bữa như cách đây 5 năm trước nữa”. Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) - người cách đây 7 năm đã quyết định rời làng lên núi lập nghiệp và “cái duyên” với con dê núi đã giúp gia đình ông thoát nghèo.
Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên bưa Tì Tăng, truớc lều trại của gia đình ông Xộn, một bức tranh sinh động, đầy sắc xuân đã hiện hữu với sắc hồng phớt của những nụ đào rừng và tiếng kêu be be của gần 40 con dê. Trong căn lều nhỏ, ông Xộn kể về quyết định rời làng lên núi của mình. Theo lời ông, ở xóm Đá I, gia đình thuộc diện nghèo khó, vợ ông mất sớm nên cuộc sống trăm bề thiếu thốn. Mặc dù, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cũng chẳng đủ ăn. Thấy bưa Tì Tăng nằm dưới chân núi Cau có địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển kinh tế nên năm 2008, ông quyết định lên đây làm lều trại để trồng trọt, chăn nuôi.
2 năm đầu ông trồng ngô, sắn, nuôi gà, lợn rồi trồng xoan, mỗi thứ một ít nên hiệu quả đem lại cũng chẳng là bao. Sau bao đêm trăn trở, ông nhận thấy, những dãy núi sau nhà là điều kiện rất tốt để chăn thả gia súc, trong đó con dê núi là phù hợp hơn cả.
Năm 2010, con trai ông là Bùi Văn Sinh tích cóp được ít vốn, ông liền mua hai con dê sinh sản (đều có chửa) ở huyện Lạc Sơn về nuôi thử. Với bàn tay chăm sóc của ông và điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn dồi dào nên dê phát triển tốt. Lấy dê được hơn 1 tháng thì đẻ, con nào cũng đẻ 2 con và gần cuối năm đẻ thêm một lứa nữa, nâng số dê nhà ông lên 10 con.
Thấy hiệu quả, 1 năm sau, ông mở rộng chuồng nuôi và mua thêm 4 con dê sinh sản khác. Sau 2 năm, đàn dê của gia đình ông đã tăng lên trên 20 con. Thấy ông Xộn nuôi dê núi hiệu quả, nhiều hộ gia đình trong xóm đã học tập, mua dê giống của gia đình ông.
4 năm trôi qua, tính đến nay, gia đình ông đã bán đến cả trăm con dê, thu về trên 100 triệu đồng. Riêng trong năm 2014, gia đình ông xuất chuồng gần hai chục con, thu về ngót 50 triệu đồng, một khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con nơi đây. Nhờ đó mà kinh tế từng bước được cải thiện, gia đình ông làm được ngôi nhà sàn khang trang, mua được tivi, xe máy và nhiều đồ dùng thiết yếu khác.
Theo lời anh Bùi Văn Quang, trưởng thôn xóm Đá I, nơi đây là 1 trong 7 xóm khó khăn, thuộc diện 135 của xã Lỗ Sơn với 82 hộ, 331 nhân khẩu, 99% là người dân tộc Mường. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên trồng trọt, chăn nuôi là hướng đi chủ đạo và đuợc chú trọng trong XĐ -GN.
“Gia đình ông Xộn không cam chịu đói nghèo đã tận dụng được điều kiện tự nhiên và phát triển chăn nuôi dê núi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nay đã thoát nghèo và từng ngày vươn lên làm giàu. Đây là hướng đi đúng đắn để bà con trong xóm noi theo” - Trưởng thôn Bùi Văn Quang đánh giá.
Cao Viết Đào
(Lớp Báo in K31A1 HVBC&TT)
(HBĐT) - Sáng 30/1, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 30/1, Sở NN &PTNT đã tổ chức công bố Dự án quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 2364, ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, huyện đang triển khai nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng, thu hút khách du lịch.
(HBĐT) - Từ ngày 27/1, đoàn liên ngành 389/ĐP và VSATTP thành phố Hoà Bình đã ra quân triển khai đợt kiểm tra về công tác ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịp Tết nhằm tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, cùng với cán bộ phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, chúng tôi đi thăm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại một số xã trong huyện. Từ Hương Nhượng đến Tân Mỹ, xuống Liên Vũ, vào Tân Lập..., ở đâu chúng tôi cũng gặp những nụ cười rạng ngời trên gương mặt của người nông dân bởi vụ vừa rồi bội thu. Trên các xứ đồng, niềm vui được mùa đã xua tan sự mệt nhọc của nhà nông.
(HBĐT) - Khi nhắc tới các món ăn đặc sản của Hòa Bình không thể không nhắc tới món ăn mang đậm hương vị đó là cơm lam. Cơm lam được người dân làm và bày bán nhiều tại các điểm du lịch như suối nước khoáng ở Kim Bôi, thung lũng Mai Châu... Hiện nay, cơm lam đã trở thành một món ăn đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết đến. Để không bị lẫn với các loại cơm lam khác, món cơm lam Hòa Bình được người dân cẩn thận lựa chọn từng nguyên liệu và cách làm mang đặc trưng riêng.