(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Lạc Thuỷ) hỏi: Xin hỏi, pháp luật hiện hành có quy định nào để xử phạt hành chính đối với hành vi găm hàng hay không?
Trả lời: Điều 47 của Nghị định số 185, ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá. Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác mà không có lý do chính đáng. Cắt giảm địa điểm bán hàng, phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó. Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó. Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
2. Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
3. Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 3 - 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
PBĐ-TL (T.H)
(HBĐT) - Tính đến ngày 28/2, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong tỉnh ước đạt 12.500 tỷ đồng; vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư ước đạt 7.570 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trên 12 tháng 2.160 tỷ đồng, chiếm 29,1% nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ toàn địa bàn đến hết tháng 2 ước đạt 10.980 tỷ đồng; nợ xấu toàn địa bàn đến ngày 31/1 là 140 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ.
(HBĐT) - Anh Bùi Quang Minh (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) hỏi: Công ty tôi đang cần bán đấu giá tài sản thanh lý tại Hòa Bình, Giám đốc Công ty giao cho tôi nhiệm vụ tìm hiểu về các tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng bán đấu giá. Qua tham khảo có ý kiến cho rằng nên ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà nước vì cho rằng bán đấu giá ở đó có giá trị pháp lý cao hơn doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng DN bán đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà nước có giá trị pháp lý như nhau. Như vậy, hiểu như thế nào cho đúng?
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2015, hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã cơ bản cấy xong lúa. Tuy nhiên, tại huyện Đà Bắc. Tính đến ngày 6/3, toàn huyện mới cấy đạt gần 50% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu do các bai, hồ, đập thiếu nước. Vì vậy, khả năng hàng ngàn ha đất lúa và cây màu có nguy cơ hạn hán.
(HBĐT) - Gia đình chị Hà Thị Hậu, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn (Mai Châu) trước đây là hộ nghèo của xã. Thông qua Hội phụ nữ xã, gia đình chị đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Từ vốn vay cùng với sự tư vấn của Hội phụ nữ, gia đình chị mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gia súc. Hiện, trong chuồng nhà chị có 5 con lợn nái và hơn 20 con lợn thịt, bình quân xuất bán 3 lứa/năm.
(HBĐT) - Chiều 6/3, UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu xuân Ất Mùi năm 2015. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Theo đánh giá tác động nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển xã (CDF) tại 87 xã có hoạt động của quỹ trên toàn tỉnh, trung bình mỗi xã được cấp 300 triệu đồng từ nguồn. Thực hiện tham vấn ý kiến của cán bộ các cấp và người dân các thôn xóm, nghiên cứu các trường hợp điển hình và tham khảo các tài liệu thứ cấp, CDF đã có tác động đóng góp vào quá trình lập kế hoạch xã, nâng cao năng lực quản lý tài chính xã, hiệu quả đầu tư, tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch ở cơ sở và KT -XH cục bộ ở các thôn, xóm hưởng lợi.