Từ vốn vay ưu đãi, ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều hộ ở xóm Đồng Sông, Dân Hạ (Kỳ Sơn) đầu tư sản xuất chổi chít tăng thu nhập.

Từ vốn vay ưu đãi, ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều hộ ở xóm Đồng Sông, Dân Hạ (Kỳ Sơn) đầu tư sản xuất chổi chít tăng thu nhập.

(HBĐT) - Xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thuộc vùng hạ lưu sông Đà. Đời sống kinh tế của bà con nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng phụ thuộc nhiều vào sự lên, xuống của con nước. Bên cạnh đó, giá dịch vụ, vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng tăng khiến cho thu nhập và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

 

Gia đình chị Đinh Thị Lý có 5 khẩu, năm 2007 được vay 30 triệu đồng từ chương trình SX -KD đầu tư vào trồng rừng keo diện tích 3 ha. Đến năm 2012 cho thu trên 100 triệu đồng và trả hết gốc. Gia đình chị vay lại 25 triệu đồng đầu tư trồng rừng chu kỳ 2 và vay 8 triệu đồng từ chương trình NS &VSMT để đầu tư xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện, dư nợ của gia đình chị Lý 33 triệu đồng. Đây là hộ khá của xóm được đánh giá là sử dụng vốn vay hiệu quả, trả gốc và lãi đúng hạn hay hộ gia đình chị Nguyễn Thị Khoá vay 3 chương trình là SX -KD, HS-SV, NS& VSMT với dư nợ 51 triệu đồng. Từ nguồn vay đó, chị có điều kiện nuôi con học xong đại học, đến nay đã ra trường và xin được việc làm ổn định. Gia đình chị Khoá trả lãi và tham gia gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng.

 

Chị Bùi Ngọc Hà, tổ trưởng tổ TK &VV xóm Đồng Sông cho biết: Tổ TK &VV xóm Đồng Sông có 52 thành viên, thực hiện 5 chương trình tín dụng chính sách gồm chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, HS-SV, SX-KD và NS &VSMT. Tổ có tổng dư nợ đạt gần 1, 4 tỉ đồng. Trong đự, dư nợ chương trình SX -KD cao nhất trên 500 triệu đồng chủ yếu đầu tư vào trồng rừng, làm chổi chít. Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, các thành viên đã sử dụng vốn đúng mục đích phát huy hiệu quả. Hiện có 32 hộ đã đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống, còn 20 hộ đang đề nghị cho vay vốn để xây dựng trong thời gian tới. Ban quản lý tổ cùng với tổ chức Hội thường xuyên kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của các hội viên để đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Ban quản lý tổ đã tích cực vận động, đôn đốc, tuyên truyền, giải thích nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên trong trả lãi và gửi tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng. Các thành viên trong tổ tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng với số tiền gửi 18 triệu đồng. Hoạt động của tổ nhiều năm liền được đánh giá có hiệu quả, không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng. Qua đánh giá, tổ còn 2 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo. Từ thực tế cuộc sống, tổ TK &VV xóm Đồng Sông mong muốn được nâng mức cho vay chương trình SX -KD để các hộ có nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình đạt hiệu quả cao.

 

                                                                                 

 

                                                                          Hải Linh

 

Các tin khác

Từ vốn vay của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) có điều kiện đầu tư, chăm sóc vườn cam.
BCĐ chương trình XDNTM luôn làm tốt công tác quản lý quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Người dân xã Dũng Phong chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Gia đình Bí thư chi bộ xóm Bãi Bệ 1 Bùi Văn Khuyến trồng 48 cây bưởi Diễn, năm 2014 cho thu 200 triệu đồng.
Cán bộ xã Tân Minh (Đà Bắc) trao đổi về tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn.

Khối QLNN về kinh tế, kỹ thuật ký giao ước thi đua năm 2015

(HBĐT) - Sáng 30/3, tại Sở KH&CN, Khối các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật đã tổ chức hội nghị ký giao ước thi đua năm 2015.

Cuộc “cách mạng” cán đích nông thôn mới ở Dũng Phong

Bài 1: Nông thôn mới không phải là dự án đầu tư

Sàn giao dịch việc làm online lần thứ I

(HBĐT) - Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hòa Bình (Sở LĐ-TB&XH) mở Sàn giao dịch việc làm online lần thứ I với 9 tỉnh tham gia là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh và Hòa Bình.

Nhiều điển hình phát triển kinh tế gia đình

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2010-2014, nhiều phong trào thi đua trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống được phát động sâu rộng trên địa bàn huyện Tân Lạc, mang lại ý nghĩa xã hội và hiệu quả kinh tế cao.

Cấp thiết triển khai Văn phòng đăng ký đất đai một cấp

(HBĐT) - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác Tài nguyên - môi trường (TN-MT), việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đang được triển khai trên cả nước. Trong đó, nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thiện xây dựng đề an và Văn phòng đăng ký đất đai một cấp thuộc Sở TN &MT đi vào hoạt động, phát huy nhiều ưu điểm nổi bật.

Phát triển rừng trồng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng

(HBĐT) - Sản xuất lâm nghiệp tỉnh ta đang từng bước ổn định và phát triển. Hết năm 2014, độ che phủ rừng đạt 49,4%, tăng 6,4% so với năm 2005, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Trồng rừng kinh tế ở các địa phương đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói - giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục