Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động.
(HBĐT) - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã có những bước tiến đáng kể. Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực đưa máy móc vào đồng ruộng nhằm tăng hệ số sử dụng đất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đến xã Tân Mỹ vào thời điểm sản xuất vụ xuân, chúng tôi thật sự bất ngờ vì hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” rất hiếm gặp. Thay vào đó là tiếng máy cày, máy bừa nổ rền vang. Ông Bùi Văn Kịm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngoài việc khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống mới, phù hợp vào sản xuất, xã còn chỉ đạo người dân tăng cường đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Khoảng 5 năm trở lại đây, máy móc nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trên các thửa ruộng. Trước đây cày, bừa bằng trâu phải mất hơn 1 tuần, nay cày bằng máy chỉ làm 3 buổi là xong, vừa tiết kiệm được thời gian lại nhàn hơn trước nhiều. Do đó, bà con đã đầu tư mua máy cày, bơm nước, máy tẽ ngô... để giảm công lao động trong sản xuất. Trâu, bò bây giờ hầu hết chỉ nuôi để làm hàng hóa chứ không mấy gia đình dùng làm sức kéo như trước.
Từ năm 2010 trở về trước, diện tích đất nông nghiệp ở Lạc Sơn được làm bằng máy chỉ chiếm khoảng 25%, diện tích thu hoạch bằng máy 10%, đến nay, toàn huyện có trên 80% diện tích đất nông nghiệp được cơ giới hóa và gần 50% diện tích thu hoạch bằng máy. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất không chỉ giải phóng sức lao động cho người nông dân mà còn giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và mùa vụ, song vẫn đảm bảo về diện tích gieo trồng và đáp ứng tính khẩn trương của thời vụ.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, những năm gần đây, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông dân mua máy phục vụ SXNN. Đặc biệt là nguồn vốn của NHNN &PTNT cho vay tới 80% tổng nhu cầu vốn thực tế đã giúp các hộ nông dân giải quyết được nguồn vốn để tập trung đầu tư cho sản xuất. Ngoài ra, dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp... với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay toàn huyện có 342 máy tuốt lúa, 401 máy xay xát, 1.758 máy phun thuốc trừ sâu nhỏ, 1.037 máy bơm nước phục vụ sinh hoạt, 618 máy tẽ hạt ngô, 12 máy kéo công suất trên 35 mã lực, 26 máy kéo công suất dưới 35 mã lực...
Có thể thấy, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở Lạc Sơn đang là tiền đề quan trọng để huyện hướng đến mục tiêu xây dựng các vùng SXNN theo hướng hàng hoá tập trung với mục tiêu tăng năng suất, giá trị kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 9/4, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2004-2014 tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình. Tham gia Đoàn có lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho biết: Phong trào thi đua xây dựng NTM đang góp phần quan trọng tạo nên chuyển biến KT -XH và đời sống nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Ngay trong quý I, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện công khai dự toán NSNN và hướng dẫn các phường, xã phân bổ dự toán thu chi ngân sách năm 2015, đồng thời tập trung các giải pháp để tăng thu ngân sách trên địa bàn.
(HBĐT) - Xã Bình Chân (Lạc Sơn) có tổng diện tích đất tự nhiên 1.468,51 ha, trong đó, đất đồi núi chiếm trên 51,7%. Đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, tổng thu nhập toàn xã đạt 51 tỉ đồng, trong đó, thu từ kinh doanh - dịch vụ đạt khoảng 9 tỉ đồng, từ sản xuất 21 tỉ đồng, chăn nuôi trên 10 tỉ đồng. Bình quân lương thực đầu người đạt 470 kg, bình quân thu nhập đạt trên 15 triệu đồng /người.
(HBĐT) - Trong quý I, NHNN tỉnh đã chỉ đạo hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác NH. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 1 tháng là 1%/năm; lãi suất huy động dưới 6 tháng được các NH thương mại duy trì ở mức tối đa là 5,4%/năm, các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) duy trì ở mức 6%/năm; từ 6 tháng các ngân hàng thực hiện ở mức 6-7,3%/năm, các QTDND 6,5 - 8,4%/năm. Lãi suất cho vay của các NH từ 8-12%/năm, QTDND 9 - 13%/năm.
(HBĐT) - Để xã được công nhận đạt chuẩn NTM, mỗi hộ gia đình cần phấn đấu hoàn thành 9 tiêu chí, các xóm phấn đấu hoàn thành 13 tiêu chí... Bản chất của xây dựng NTM là xây dựng gia đình, thôn xóm tốt đẹp hơn, muốn làm được điều đó mỗi chúng ta đều phải cố gắng... Với cách tuyên truyền linh hoạt, cụ thể và đi vào lòng người như vậy, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã tạo được sự đồng thuận cao từ phía người dân, nhờ đó đạt những kết quả đáng ghi nhận khi thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.