(HBĐT) - Trong chuyến công tác về thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), tôi đã từng nghe một cán bộ khối đoàn thể của thị trấn hỏi thăm: Chị đã từng nghe tên Công ty Nông nghiệp Mạnh Lý? Trụ sở chính của họ ở đâu, SX-KD những gì và đến nay có còn hoạt động? Tôi đã trả lời đồng chí cán bộ ấy một cách trung thực: Tôi chưa từng nghe. Tuy nhiên, qua vài câu đối thoại ngắn đó, tôi đã hiểu rằng sau câu hỏi đó có điều gì uẩn khúc. Bẵng đi một thời gian, đến tháng 3/2015, Báo Hoà Bình tiếp nhận một lá đơn phản ánh về việc: nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã bị một công ty “ma” lừa đảo.

 

Cụ thể, vào tháng 6/2012, nông dân thị trấn Mường Khến được thông báo đến hội trường trung tâm để tham gia hội thảo về mô hình trang trại chăn nuôi do Công ty NN Mạnh Ly tổ chức. Háo hức với việc sẽ tìm được hướng làm ăn nâng cao mức thu nhập cho gia đình đông đảo hội viên đã tham dự. Tại hội thảo này, người có tên là Giám đốc Mạnh Ly đã giới thiệu với bà con nhiều mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập cao như: lợn, gà, cá, giun, thỏ... Đồng thời hứa hẹn với bà con: Công ty NN Mạnh Ly sẽ cho vay và cung cấp tất cả các loại con giống để bà con phát triển chăn nuôi. Cụ thể, cho nuôi lợn mẹ từ 12- 18 tháng, sau 1 lứa, Công ty lấy lãi bằng 1 con lợn con; đối với giống thỏ, cá giun  bà con trả trước một nửa số tiền theo trị giá con giống. Theo đó, mỗi hội viên phải đóng 240.000 đồng để làm thẻ hội viên và làm kinh phí đi thăm quan học tập kinh nghiệm vào tháng 7/2012. Tin tưởng vào sự bảo đảm từ phía chính quyền và Hội Nông dân thị trấn, đông đảo bà con đã tình nguyện đóng số tiền này để được tham gia. Tuy nhiên, sau 1 tháng, 1 năm trôi qua không thấy Công ty NN Mạnh Ly trở lại để tổ chức đi học tập kinh nghiệm và mang con giống đến như đã hứa. Theo địa chỉ, số điện thoại ghi ở tờ rơi, catalo giới thiệu về Công ty, người dân có gọi điện nhưng số máy đó không liên lạc được nữa. Bức xúc trước sự việc này, người nông dân đã gọi điện tới Hội Nông dân huyện Tân Lạc và Hội nông dân tỉnh để thắc mắc nhưng không có câu trả lời thỏa đáng.

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Bùi Thế Dân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Lạc xác nhận: Đây là sự việc có thật và bức xúc của hội viên nông dân cũng hoàn toàn có cơ sở vì thực tế vào ngày 26/6/2012, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã có Công văn số 52 V/v giới thiệu Công ty NN Mạnh Ly với Hội Nông dân các xã, thị trấn dọc đường 12 với nội dung: Để giúp hội viên nông dân tiếp cận KH -KT và một số cây, con có hiệu quả kinh tế cao, BTV  Hội nông dân huyện Tân Lạc phối hợp với Công ty NN Mạnh Ly hợp tác với một số công ty trang trại hoạt động trong ngành SX -KD trong nước đầu tư cây, con giống cho nông dân vay SX -KD. BTV Hội Nông dân huyện Tân Lạc xin thông báo đến Hội Nông dân các xã Quy Hậu, Mãn Đức, Tử Nê, Thanh Hối, Đông Lai, Ngọc Mỹ và thị trấn Mường Khến được biết và tạo điều kiện cho Công ty NN Mạnh Ly tổ chức hội thảo tư vấn cho hội viên (kế hoạch do Công ty NN Mạnh Ly trực tiếp liên hệ với Hội nông dân cơ sở thực hiện).

 

Sau khi công văn này được gửi đến cơ sở, Công ty NN Mạnh Ly đã tự kết nối để tổ chức hội thảo (không mời Hội Nông dân huyện tham gia).

 

Ngay sau khi nhận được ý kiến phản ánh từ phía hội viên, HND huyện đã mời Giám đốc Mạnh Ly đến làm việc và cam kết sẽ giải thích rõ những thắc mắc trên của người dân, đồng thời trả lại số tiền đã thu của người dân. Tuy nhiên, phía Công ty NN Mạnh Ly đã không thực hiện cam kết này và đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng giữa Hội Nông dân huyện với Giám đốc Mạnh Ly. Từ đó đến nay, Hội Nông dân không thể liên lạc được bằng điện thoại và cũng không tìm được trụ sở Công ty vốn được ghi là ở xã Chí Thiện (Lạc Sơn). Để xảy ra sự việc này là hết sức đáng tiếc, trách nhiệm chính thuộc về Hội Nông dân huyện vì đã không khảo sát một cách rõ ràng về DN trước khi giới thiệu họ đến làm việc với dân.

 

Còn nhớ vào năm 2007-2008, nhiều hộ nông dân ở huyện Tân Lạc đã  một phen lao đao vì ước vọng làm giàu từ nghề nuôi giun quế. Trên thực tế, người nông dân đã bị lừa và có nhiều hộ đã nghèo sau khi thực hiện mô hình nuôi giun còn khoác thêm khoản nợ 20-30 triệu đồng mà không biết kêu ai. Sự việc mới tạm lắng xuống được 3 năm, sự xuất hiện và biến mất một cách khó hiểu của Công ty NN Mạnh Ly lại làm cho lòng tin của người nông dân thêm một lần bị lung lay. Dù hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng vì sau khi tham gia hội thảo, mới chỉ có vài chục hộ dân, đóng số tiền 240.000 đồng. Tuy nhiên, qua sự việc này cho thấy, mong muốn cho người dân được tiếp cận KH -KT tiên tiến, được hỗ trợ vốn để làm ăn là điều cần thiết, nhưng Hội Nông dân huyện cần cẩn trọng hơn trong việc kết nối doanh nghiệp với người dân. Có sự thẩm định rõ ràng để biết được ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của DN, quản lý chặt chẽ các hoạt động mà DN triển khai đến các cơ sở hội và với hội viên. Điều này tránh được việc các DN “ma” lợi dụng làm tổn hại đến danh nghĩa, uy tín của tổ chức hội và cũng là để tăng cường vai trò của tổ chức hội trong chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nông dân.

 

 

                                                                            Thúy Hằng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quang cảnh hội thảo.
Hệ thống kênh mương xã Mai Hạ (Mai Châu) được xây dựng kiên cố theo tiêu chí NTM phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mô hình bò sữa tại xóm Liên Khuê, Liên Sơn (Lương Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng 44 công trình

(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc được phân bổ 22, 3 tỉ đồng từ nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 23 xã.

Làm giàu từ nuôi dê núi

(HBĐT) - Đến xã Bình Thanh (Cao Phong) hỏi về mô hình chăn nuôi và đem lại thu nhập cho người dân nhất, phần lớn người dân nơi đây đều nói mô hình nuôi dê. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi được khuyến nông viên xã đưa đi thăm mô hình nuôi dê của một vài hộ. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Bách ở xóm Lòn.

Khoa học và công nghệ góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Từng bước tăng hàm lượng KH&CN trong sản phẩm, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế. Đó là định hướng quan trọng đã được xác định trong Đề án “Tái cơ cấu ngành NN&PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”.

Hướng mở đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa

(HBĐT) - KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trong quy hoạch các KCN tỉnh đến năm 2020, có diện tích quy hoạch hơn 230 ha, đã từng có nhà đầu tư đăng ký đầu tư hạ tầng từ nhiều năm trước nhưng chưa triển khai.

Hỗ trợ 70 tấn lúa giống khắc phục hậu qủa thiên tai

(HBĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 121 tấn ngô giống, 15 tấn hạt giống rau và 70 tấn lúa giống từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang để khắc phục hậu quả thiên tai.

Thành phố Hòa Bình: Vốn đầu tư phát triển ước đạt 509 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, vốn đầu tư phát triển của TPHB ước đạt 509 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 12,4%, trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước đạt 43,4 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 10,2%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 465,6 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 12,6%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục