Lực lượng thường trực PCTT & TKCN cùng nhân dân tổ 24 – 25 phường Chăm Mát khắc phục sự cố thiên tai chiều ngày 3/6.

Lực lượng thường trực PCTT & TKCN cùng nhân dân tổ 24 – 25 phường Chăm Mát khắc phục sự cố thiên tai chiều ngày 3/6.

(HBĐT) - Không nằm ngoài dự báo về một mùa mưa bão có nhiều diễn biến thời tiết cực đoan, trong khoảng 1 tuần nay trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với tình trạng nắng, nóng gay gắt đỉnh điểm là sự xuất hiện liên tiếp của các trận dông, lốc thường xảy ra vào cuối các buổi chiều. Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi và thành phố Hoà Bình là những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai dông lốc.

 

Chúng tôi có mặt tại đường Võ Thị Sáu, phường Chăm Mát (thành phố Hoà Bình) ngay khi xảy ra trận dông, lốc chiều ngày 3/6. Hàng chục cây to trên trục đường bị gió đốn ngã bật tung, đổ rạp trên đường gây cản trở, khó khăn cho việc lưu thông của xe cộ và việc đi lại của nhân dân trên tuyến. Trong điều kiện thời tiết đã ngớt gió còn mưa vẫn rơi nặng hạt, lực lượng thường trực Ban chỉ huy PCLB & TKCN phường tích cực cùng với nhân dân các tổ dân phố nhanh chóng thu dọn, chặt tỉa cây đổ để hạn chế ùn tắc giao thông. Đồng chí Bùi Đình Chung – Phó trưởng phòng Kinh tế, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố đưa chúng tôi tiếp cận với điểm giao thông khu vực trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, nơi xảy ra dông lốc nghiêm trọng nhất buộc phải cắt điện và đặt biển cấm đường chờ xử lý. Đồng chí cho biết: Với tác động của gió lốc cường độ mạnh, một cây to bên đường đã bị quật đổ nằm đè lên toàn bộ hệ thống đường dây điện 0,4 kW gây sự cố mất điện, đồng thời làm đổ 1 cột điện hạ thế, 1 cột đèn cao áp. Do sự cố này mà các lực lượng huy động phải xử lý trong hơn 2 giờ đồng hồ, vừa cưa, chặt tỉa, dọn dẹp cây cối, vừa nâng, chỉnh, gia cố phần dây điện trước khi đường được thông và điện lưới được cấp trở lại.

 

Tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ liên tiếp trong các ngày 30 – 31/5, 3/6 cũng bị ảnh hưởng của mưa, lốc. Đáng kể là huyện Lạc Sơn ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Ngoài thịêt hại về nhà cửa với tổng số 46 nhà, trong đó 3 nhà đổ sập hoàn toàn, 10 nhà hư hỏng nặng, các xã Tự Do, Phú Lương, Chí Đạo còn bị thiệt hại về hoa màu với gần 0,6 ha cây màu bị dập, gẫy, đổ giàn, hơn 40 cây dổi lấy hạt, trên 50 cây lâm nghiệp chuẩn bị vào kỳ thu hoạch bị gẫy, đổ. Huyện Tân Lạc ước thiệt hại trên, dưới 1 tỷ đồng. Cụ thể là 99 nhà dân bị tốc mái, 1 nhà văn hoá xóm bị tốc vách. Diện tích hoa màu bị thiệt hại trên 74 ha, các cây trồng khác gồm 50 cây bưởi và 30 cây tre bị đổ, bật gốc. Ở các địa phương còn lại cũng bị ảnh hưởng bởi dông, lốc, chủ yếu tốc mái nhà, gãy đổ cây cối, hoa màu. Hiện, các xã đang ra soát, thống kê, tổng hợp báo cáo Ban chỉ huy PCTT & PCLB cấp huyện.

 

Có một thực tế đáng mừng là gần đây, nhờ người dân đã có sự chủ động hơn trong chằng, chống nhà cửa, kịp thời sơ tán từ nhà ở xuống cấp đến nơi trú đảm bảo an toàn nên không có thiệt hại về người do lốc xoáy. Khẩn trương khắc phục hậu quả, mau chóng ổn định đời sống nhân dân là ghi nhận từ các địa phương trong tỉnh đối với triển khai yêu cầu nhiệm vụ phòng - chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai. Diễn biến thời tiết theo cảnh báo của cơ quan chuyên môn trong những ngày tới sẽ còn cực đoan, khó lường. Cho đến hết tháng 6 vẫn phải đề phòng dông, lốc đến bất thình lình, khó lường trước.

 

Đồng chí Trần Kim Phàn – Chi cục Trưởng chi cục Thuỷ lợi & PCLB, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh khuyến cáo: để giảm bớt mức độ thiệt hại của dống, lốc thiên tai, các huyện, thành phố cần đẩy mạnh, tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, hướng dẫn phòng vệ để người dân nâng cao ý thức phòng thiên tai. Trong điều kiện hộ dân bị thịêt hại hầu hết là hộ làm nông nghiệp, hộ nghèo, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì sự vào cuộc của cộng đồng trợ giúp hộ gặp thiên tai khắc phục hậu quả, mau chóng ổn định cuộc sống.

 

 

                                                                      

                                                                Bùi Minh

 

     

                    

  

 

Các tin khác

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) được đầu tư theo công nghệ mới, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho người dân.
Người nông dân huyện Tân Lạc đang gặp khó khăn trong tiêu thụ mía tím. 

ảnh: Mía tím của nông dân xã Phong Phú tập kết ven QL6 chờ tư thương thu mua.
Các đại biểu tiến hành thảo luận tại hội thảo.
Không có hình ảnh

Đoàn công tác Bộ Hợp tác và Phát triển Đức làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 2/6, đoàn công tác của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển (BMZ), KFW và GIZ, Cộng hòa Liên bang Đức do bà Josefinev Brunhilde West, Vụ trưởng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về dự án phát triển lâm nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng.

Phát triển thương hiệu dệt thổ cẩm Chiềng Châu

(HBĐT) - Khi du lịch cộng đồng ở Mai Châu phát triển thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Tuy nhiên, ban đầu sản xuất thổ cẩm ở Mai Châu chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún. Với mục tiêu “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Hoà Bình”, năm 2009, hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở NN &PTNT cùng với tổ chức Jica của Nhật Bản. Đây được xem là mô hình điểm nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống của tỉnh.

Trăn trở việc nâng cao hiệu quả, nguồn lực từ đất

(HBĐT) - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thống kê đất đai, điều tra xây dựng bảng giá đất, phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; lập hồ sơ thu hồi đất các nông - lâm trường, khu bảo tồn thiên nhiên trả lại cho địa phương quản lý sử dụng; rà soát phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020... Đó là những phần việc cụ thể mà UBND huyện Kim Bôi đã và đang triển khai, thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý đất.

Nâng mức vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc nâng mức vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn năm 2015 theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ lên 10.000 tỷ đồng, tăng thêm 5.000 tỷ đồng so với mức quy định tại Quyết định số 2326/QĐ-TTg ngày 21/12/2014.

Giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng chính sách

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 750/QĐ-TTg về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách - xã hội.

Xử lý 763 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

(HBĐT) - 5 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã độc lập kiểm tra và phối hợp kiểm tra trên 1.600 vụ, phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 763 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hoá tịch thu ước đạt trên 1,1 tỷ đồng, trong đó tiền phạt hành chính trên 900 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu gần 200 triệu đồng, tăng 4,18% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục