Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) làm quen với khung dệt mới được  hỗ trợ từ nguồn vốn của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam.

Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) làm quen với khung dệt mới được hỗ trợ từ nguồn vốn của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam.

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có bước phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao... Đó là cái nhìn toàn cảnh nhưng cũng hết sức chi tiết của lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ chính là chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS.

 

Trung tuần tháng 8, chúng tôi được góp mặt cùng đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh bàn giao khung dệt cho 40 hộ dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Những khung cửi này được đầu tư từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam giao cho Ban Dân tộc tỉnh thực hiện. Giá trị vật chất tuy không lớn nhưng theo đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò: Sự hỗ trợ này có ý nghĩa thiết thực đối với UBND xã Pà Cò, Hang Kia nói chung và 40 hộ  của 2 xã nói riêng. Bởi trên thực tế, nghề dệt thổ cẩm của bà con 2 xã hình thành và phát triển lâu đời, sản phẩm đã trở thành hàng hóa đưa tới cả Thủ đô Hà Nội. Nay được hỗ trợ giống, kỹ thuật để trồng cây lanh và khung dệt sẽ là cơ hội để các hộ có thêm phương tiện sản xuất, tạo việc làm cho con em, duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm của địa phương.

 

Đó là tiếng nói từ cơ sở, dẫu không thể đại diện cho tất cả chính quyền và người dân ở vùng có đông đồng bào DTTS của tỉnh nhưng phần nào đã thấy được sự  phấn khởi, trân trọng của người dân với  sự quan tâm, hỗ trợ chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Đinh Văn Dực, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Hiện, trên 73% cư dân sinh sống trên đất Hòa Bình là DTTS, vì vậy, công tác dân tộc luôn được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát từ tỉnh tới cơ sở. Với nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã nỗ lực để đảm bảo cho đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngay trong những ngày đầu năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu, tổ chức đón đoàn công tác, trong đó có lãnh đạo của ủy ban Dân tộc đến thăm, làm việc, chúc tết và tặng quà đồng bào DTTS tại tỉnh; tổ chức cho đoàn công tác của Đại sứ quán Ailen đến làm việc tại huyện Kim Bôi và Mai Châu; kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình năm 2012-2015 tại huyện Tân Lạc. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Điểm nhấn trong những tháng đầu năm là đã tổ chức đoàn đại biểu gồm các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ của 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về thực hiện nếp sống văn hóa mới tại tỉnh Yên Bái. Chuyến đi đã thành công khi các già làng, trưởng bản, người  uy tín ở 2 xã đã cam kết - gợi mở: sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã thực hiện tốt nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang. 

 

Việc thực hiện các dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS trong tỉnh được duy trì thường xuyên, đảm bảo về chất lượng, song năm nay có sự đổi mới theo hướng linh hoạt. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, nguồn vốn cho các xã vùng 135 được phân bổ trọn gói về từng huyện, UBND huyện có trách nhiệm lựa chọn các hạng mục đầu tư để đảm bảo yêu cầu phát triển KT-XH của cơ sở. Tuy nhiên phải đảm bảo thanh toán khối lượng và hoàn thành nốt các công trình dở dang từ năm 2013-2014, phần còn lại sẽ chi cho xây dựng các công trình mới. Việc hỗ trợ sản xuất (giống cây trồng, vật nuôi) cho nhân dân ở các xóm đặc biệt khó khăn cũng dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu của dân và đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển của tỉnh. Đến nay, những mô hình nuôi dê, bò, lợn, cá ở 36 xóm đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã có kết quả tốt. Điều đáng nói là đã tạo được sự liên kết nhóm giữa các hộ cùng chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, từ đó có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo khác cùng phát triển, vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.

 

                                                                              

 

                                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác

Gia đình ông Đỗ Danh Kệt phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi từng bước thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Công trình nhà trạm y tế xã Phú Lai là một trong 3 hạng mục cơ sở vật chất đang gấp rút hoàn thiện, đáp ứng tiêu chí NTM số 15.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huy động vốn tại địa phương đạt gần 45 tỉ đồng

(HBĐT) - Năm 2015, NHCSXH đặt mục tiêu huy động vốn tại địa phương 55.942 triệu đồng, trong đó huy động qua tổ TK&VV là 29.564 triệu đồng.

1.227 hộ DTTS đời sống khó khăn được tiếp cận vốn ưu đãi

(HBĐT) - Năm 2015, NHCSXH tỉnh triển khai chương trình cho vay hộ nghèo đồng bào DTTS theo Quyết định 755/QĐ-TTg với số vốn được phân bổ là 15 tỷ đồng.

Nữ cán bộ Đoàn làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Gần 15 năm làm công tác Đoàn, được tặng thưởng hàng chục giấy khen của Tỉnh đoàn, Huyện đoàn, chính quyền địa phương và mới đây nhất là giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng do T.ư Đoàn riêng tặng cho những nhà nông trẻ xuất sắc có thành tích đặc biệt trong SX -KD, chuyển giao tiến bộ KH -KT, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM, có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, Hội tại địa phương. Những thành tích đó đã phần nào nói lên tài năng, nhiệt huyết của người cán bộ Đoàn năng động Quách Thị Phượng, thôn Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi).

Thẩm định xã NTM huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 27/8, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ 800 huyện Kỳ Sơn thẩm định xã Mông Hoá về đích NTM đợt 2 năm 2015.

Những “rào cản” trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM đang được cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia. Tuy nhiên, ngoài mặt đạt được, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, ngay chính những quy định trong các tiêu chí về xây dựng NTM đang khiến cho nhiều xã và người dân dù có cố gắng hết sức cũng khó có thể vượt qua.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông – khuyến lâm ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Để khắc phục những hạn chế như diện tích đất manh mún, thói quen sản xuất nhỏ lẻ của người nông dân, mức độ ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chưa nhiều…, những năm gần đây, Trạm KN-KL huyện Lạc Sơn đã tập trung nghiên cứu và triển khai nhiều mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương. Thông qua các mô hình, hoạt động khuyến nông đã giúp bà con nông dân thay đổi đổi tập quán canh tác, sản xuất cũ, mở ra những cơ hội mới để bà con nông dân trên địa bàn huyện được tiếp cận với các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục