(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến khoảng 12.376 tỷ đồng, gồm 1.339 tỷ đồng vốn đầu tư hỗ trợ các chương trình, dự án và 11.037 tỷ đồng vốn sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

 

Đề án hướng tới mục tiêu chung là: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về KT-XH và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành gắn với xây dựng NTM, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần XĐGN và bảo vệ môi trường; Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Trọng tâm của tái cơ cấu là phát triển nông sản, hàng hóa lợi thế có sức cạnh tranh trên thị trường, hiện thực hóa bằng các chương trình ưu tiên; Tăng hàm lượng KHCN, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa lợi thế theo yêu cầu thị trường; Tái cơ cấu từng sản phẩm đồng bộ về quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, nguồn giống, công nghệ, thị trường và chính sách.

 

Với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành trên 4,5%/năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác trồng trọt đạt trên 120 triệu đồng/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 60% thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh, 40% số xã đạt 19 tiêu chí NTM… Trong những năm tới, các sản phẩm chủ lực sẽ được đẩy mạnh phát triển sản xuất là: rau an toàn, mía, cây ăn quả có múi, gia súc, gia cầm, cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình và rừng kinh doanh gỗ lớn. 

 

Để đạt mục tiêu đề ra, Đề án xác định sẽ triển khai mạnh 6 nhóm giải pháp trọng tâm: nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với quy hoạch; tái cơ cấu đầu tư công; phát triển KHCN; đổi mới quan hệ sản xuất; tăng cường nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực NN&PTNT. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện Đề án./.

 

                                                                                  

 

                                                                 T.T (TH)

             

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục