Hội viên NCT Bùi Thị Sựn, chi hội Bả, xã Địch Giáo (Tân Lạc) 

phát triển mô hình nuôi lợn mang lại thu nhập cao.

Hội viên NCT Bùi Thị Sựn, chi hội Bả, xã Địch Giáo (Tân Lạc) phát triển mô hình nuôi lợn mang lại thu nhập cao.

(HBĐT) - Cùng những hội viên NCT xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi đến xóm Bả là một trong những xóm trung tâm của xã. ở đây, phong trào tuổi cao - gương sáng của NCT phát triển khá mạnh mẽ từ hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao đến thi đua lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế. Tiêu biểu trong phong trào ấy là gia đình bà Bùi Thị Sựn. Trong ngôi nhà mới xây khang trang, bà cho biết: Trước đây, gia đình tôi sống bằng nghề nông, chủ yếu là trông chờ vào cây lúa nhưng năng suất thấp do nhiều chân ruộng không phù hợp cấy 2 vụ nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

 

Nhận thấy, nếu chỉ nhìn vào cây lúa thì không đủ sống, gia đình bà đã chuyển toàn bộ chân ruộng 1 vụ sang trồng mía tím. Cùng với cây mía, gia đình đầu tư nuôi trâu, bò để tận dụng nguồn thức ăn từ lá mía. Để quay vòng vốn, lấy ngắn nuôi dài, gia đình bà vay vốn đầu tư máy xay xát kết hợp nuôi lợn thịt. Bà Sựn chia sẻ: Lúc đầu mọi người cũng nghĩ mỗi thứ làm một chút như vậy không tập trung và không có nguồn nhân lực nhưng theo tôi làm xay xát kết hợp nuôi lợn là phù hợp vì có thể tận dụng được nguồn cám, trồng mía rất thuận lợi để nuôi trâu, bò nhốt chuồng.

 

Từ những con giống ban đầu, nhờ chăm chỉ, chịu khó, đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình bà xuất bán từ 2 - 3 tấn lợn thịt mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Cùng với tiền bán mía, gia đình bà có thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/năm sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư. Chia sẻ về mô hình kinh tế gia đình, bà Sựn cho biết thêm: ở nông thôn muốn phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo trước tiên phải biết tận dụng những lợi thế mà mình có như đất vườn, người lao động để có thể lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, khi đã có những lợi thế ấy, người dân nông thôn mong muốn được hỗ trợ, tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư. Song song với nguồn vốn, chúng tôi cũng mong muốn được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt một cách bài bản để đầu tư có hiệu quả, tránh rủi ro làm mất vốn.

 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Bùi Thị Sựn còn là một trong những hội viên tích cực của các phong trào do Hội NCT xã phát động chủ động như tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, phong trào văn hóa - văn nghệ - thể thao, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

 

                                                                                            

 

                                                                          Đinh Hòa

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục