Theo phương án mới được phê duyệt, để ứng phó với thiên tai lũ, lụt hàng năm, các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn từ tỉnh đến xã phải được chuẩn bị chu đáo và diễn tập thành thục.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh.
Theo đó, đề cập đến một số loại hình thiên tai thường xảy ra và gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, gồm: bão và áp thấp nhiệt đới; lũ lụt; sạt lở đất; hạn hán; lốc, lốc xoáy. Căn cứ cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cấp độ rủi ro thiên tai đối với tỉnh Hòa Bình được xác định: Cấp độ 2 đối với các loại hình thiên tai lốc xoáy, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, lún sụt đất. Cấp độ 3 đối với các loại hình bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ, ngập lụt.
Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng trên cơ sở xác định vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng; số dân, hộ dân cần di dời, sơ tán; đánh giá rủi ro theo từng cấp độ thiên tai; hoạt động ứng phó đối với từng loại hình thiên tai; lực lượng và vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Về tổ chức thực hiện, Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, Trưởng BCH PCTT&TKCN tỉnh huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn hỗ trợ các địa phương trong việc tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai./.
Thu Trang
(HBĐT) - Nông dân các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương gieo trồng các loại cây vụ đông 2015. Thống kê đến ngày 29/10, toàn tỉnh đã trồng được 3.085 ha (đạt gần 42% so với kế hoạch đề ra), bao gồm 1.375 ha ngô, 725 ha khoai lang, 60 ha đậu tương, 25 ha lạc và khoảng 900 ha rau đậu các loại.
(HBĐT) - 10 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh thực hiện 108,11% kế hoạch năm 2015, tăng 59,01% so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã quyết định ban hành “Đề án tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”. Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2020, thu NSNN trên địa bàn đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Xây dựng NTM là chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước, hợp lòng dân. ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc, sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM đã đem lại diện mạo mới. Tuy nhiên, thực tế cũng nảy sinh những khó khăn, bất cập mang đặc thù vùng. Trong 19 tiêu chí NTM có tiêu chí khó hoặc không thể thực hiện được nếu không có những giải pháp tháo gỡ.
(HBĐT) - Dù đã có cơ chế phối hợp rõ ràng nhưng cho đến hiện tại, giữa các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Rất mong có thêm nhiều hơn nữa các diễn đàn để ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp qua đó khâu nối lại những mắt xích còn lỏng lẻo trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nâng cao hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này... Đó là những tâm tư, nguyện vọng chung của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh mà chúng tôi tổng hợp và phản ánh lại.