Hạ tầng giao thông TP Hòa Bình được quan tâm đầu tư.
(HBĐT) - Dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng thực tế hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Cấp kỹ thuật còn thấp, công trình vượt sông, suối lớn còn thiếu, quy mô chưa phù hợp quy hoạch, tỷ lệ mặt đường có kết cấu bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng còn thấp, đi lại còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cấu phát triển KT-XH của tỉnh.
Tỉnh đang chủ trương tiếp tục huy động các nguồn lực, thực hiện đầu tư có tâm trọng điểm, không dàn trải, trước mắt tập trung đầu tư các tuyến đường quan trọng nhằm phát triển giao thông vận tải hiện đại, đồng xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh thành phố, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mấy năm nay, tỉnh đã huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, ưu tiên dành một tỷ lệ lớn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển KT-XH. Đã có nhiều dự án, công trình quan trọng như tuyến Lạc Sơn- Yên Thủy; đường 12B- Kim Bôi; dự án kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy QL 6, đoạn qua tỉnh Hòa Bình; các tuyến đường: Chi Lăng kéo dài, Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ, Trần Quý Cáp (TP Hòa Bình)…Các công trình đều được đánh giá là đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Tỉnh cũng duy trỉ tốt, phong trào “Toàn dân làm giao thông nông thôn”, “Tháng chiến dịch giao thông nông thôn” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới thu hút được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân góp phần quan trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy KT-XH, cải thiện dân sinh. Theo đó, diện mạo giao thông của tỉnh thay đổi tích cực. Toàn tỉnh ta có trên 6.200 km đường giao thông các loại. Trong đó chất lượng mặt đường được nâng lên đáng kể, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% đối với quốc lộ, đạt 98,3% đối với mạng đường 229, đạt 97,5% đối với đường tỉnh, đạt 72,2% đối với đường huyện, đạt 51% đối với đường xã, liên xã, đạt 100% đối với đường đô thị. Đây là kết quả khả quan trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Thế nhưng thực tế hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân được nhìn nhận ngoài khó khăn về ngân sách thì nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông chưa tập trung, vẫn còn manh mún và dàn trải.
Nhằm tạo sự đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng hệ thống quốc lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Tỉnh lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Phấn đấu 100% mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Đường đô thị cơ bản đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch, mặt đường 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp V. Đường xã cơ bản đạt cấp VI và 70% mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.
Căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt, tỉnh đang xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư căn cứ vào khả năng nguồn vốn, tuyệt đối không đầu tư dàn trải. Trong giai đoạn tới năm 2020 sẽ tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội như: Đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình (giai đoạn I) để triển khai xây dựng đạt tiêu chẩn đường cao tốc. Mở rộng QL12B đoạn Nho Quan (Ninh Bình) đến Tân Lạc. Xây dựng tuyến tránh thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cải tạo nâng cấp quốc lộ 6, đoạn TP Hòa Bình đến Mai Châu và xây dựng các đoạn tuyến tránh tại thị trấn Cao phong (Cao Phong), thị trấn Mường Khến (Tân Lạc). Mở rộng Quốc lộ 70 B theo quy hoạch, kéo dài qua cầu Hòa Bình 4 giao nhau với QL6). Xây dựng quốc lộ 15 tránh thị trấn Mai Châu. Cải tạo, nâng câp một số tỉnh lộ quan trọng như: 433, 435, 436, 443, 438, 438B, 445. Xây dựng đường nối QL6 với Chi Lăng kéo dài, đường thị trấn Lương Sơn đi Hòa Sơn, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường Cun Pheo - Hang Kia - QL.6; xây dựng các tuyến đường xương cá kết nối với đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình và xây dựng thêm các cầu mới qua sông Đà.
Lê Chung
(HBĐT) - Triển khai mô hình phục tráng quýt cổ đến nay đã được 8 năm, nhiều hộ gia đình ở xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã có thu nhập bình quân trên dưới 100 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 10% (2015). Diện tích đất trồng quýt cổ chiếm ¼ diện tích đất trồng trọt của toàn xã, tính đến nay (tháng 11/2015) toàn xã đã trồng được 50 ha quýt, gấp 50 lần so với thời điểm phục tráng quýt cổ năm 2008. Ước tính mỗi cây thu được từ 40-50 kg quả, nhiều gia đình có điều kiện chăm sóc tốt thì có cây thu đến cả 1 tạ quả. Trung bình mỗi 1 ha thu được trên dưới 25 tấn quả. Hiện đã có 250 hộ gia đình tham gia trồng quýt, trung bình mỗi hộ trồng khoảng 300-400 cây vườn.
(HBĐT) - Năm 2015, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nghị tiếp xúc, gặp mặt các doanh nghiệp và nhà đầu tư; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 – 2015, dự án Giảm nghèo đã đầu tư, bào giao và đưa vào sử dụng 1.234 công trình quy mô cấp xã và thôn bản, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH cộng đồng người hưởng lợi.
(HBĐT) - Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông, huyện Lương Sơn đã quan tâm phát triển kinh tế HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Nguồn nhân lực của huyện dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số ở miền núi và vùng ven lòng hồ sông Đà, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều hạn chế, thị trường lao động còn mang tính tự phát và không rõ ràng.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm mở được 9 sàn giao dịch việc làm. Trong đó có 2 phiên giao dịch online kết nối với các tỉnh, thành phố; 6 phiên giao dịch việc làm lưu động, vệ tinh tại các huyện: Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi và Yên Thủy.