Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Hà Văn Huy, xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi bò đã từng bước thoát nghèo.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Hà Văn Huy, xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi bò đã từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, NH CSXH huyện Tân Lạc phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang là trợ lực lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương. Trong giai đoạn 2012-2014 vốn chính sách đã giúp 3.594 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

 

Những năm trước đây, gia đình anh Hà Văn Huy ở xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn nằm trong danh sách 1 trong những hộ nghèo nhất xã. Cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy ha ngô, năm được, năm mất nên cái nghèo cứ đeo bám. Năm 2008, thông qua Hội Nông dân, gia đình anh được vay 8 triệu đồng từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, đầu tư vào nuôi gà, lợn. Gia đình anh trả lãi đúng hạn, hết chu kỳ trả gốc đầy đủ và vay lại 15 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đầu tư mua bò, lợn. Đến nay, bò đã phát triển lên 2 con, lợn có 5 con. Ngoài ra, gia đình anh còn vay 14 triệu đồng từ chương trình HS-SV lo cho con lớn theo học tại trường đại học Y Thái Bình.

 

Không riêng gì gia đình anh Hà Văn Huy, hiện nay, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc đã và đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hộ nghèo đã biết đưa các loại cây, con có hiệu quả kinh tế thay thế dần những loại giống cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, góp phần xóa đói - giảm nghèo, cải thiện cuộc sống.

 

Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có 4 tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác vay vốn của NHCSXH. Với cơ chế tín dụng hiện hành, hầu hết các chương trình tín dụng đều được uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, dư nợ uỷ thác chiếm 99,7% tổng dư nợ của NHCSXH huyện. Toàn huyện có 344 tổ TK&VV với 13.812 thành viên đang hoạt động tại các thôn xóm, dư nợ do các tổ TK&VV quản lý trên 218 tỉ đồng, bình quân mỗi xã có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên và quản lý 636 triệu đồng.

 

ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh là một trong những mục tiêu được NHCSXH tích cực thực hiện. Để tránh tình trạng bà con sử dụng vốn sai mục đích, chúng tôi luôn chỉ đạo cán bộ tín dụng phối hợp với Ban giảm nghèo các xã, tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện bình xét đối tượng chính xác, trên cơ sở công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất từ Ban quản lý thôn và sự tham gia của nhân dân. Khi nguồn vốn đến tay người dân, Ban giảm nghèo các xã tăng cường kiểm tra, giám sát; phối hợp với Trạm KN-KL huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để các hộ nghèo mạnh dạn đầu tư đồng vốn một cách hiệu quả nhất. Đến nay, đơn vị đang thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn phát triển SX-KD, đầu tư cho con cái đi học và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện có 13.612 khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình đang sử dụng vốn của NHCSXH với dư nợ trên 219 tỉ đồng. Đồng vốn chính sách đã và đang góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

                                                                                

                                                                               Đinh Thắng  

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thông qua các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, nhiều hội viên phụ nữ áp dụng vào xản xuất nâng cao thu nhập.
Nông dân xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) tích cực trồng rau vụ đông trong khung thời vụ.
Hội Viên tổ trồng mướp đắng xóm Chóng chăm sóc vườn mướp đắng.

Hùng Tiến - xây dựng NTM còn nhiều trăn trở

(HBĐT) - Là xã 135, cách trung tâm huyện Kim Bôi chừng 17 km, tuy đã có những tín hiệu tích cực từ chương trình xây dựng NTM nhưng đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn khiến cho Hùng Tiến gặp lực cản trong thực hiện các tiêu chí XDNTM giai đoạn 2011 – 2015.

Khoảng 16.300 lao động được giải quyết việc làm

(HBĐT) - Trong năm 2015, các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng CSXH đã có 742 dự án được vay vốn với tổng kinh phí 18,746 tỷ đồng, thu hút thêm 1.022 lao động địa phương vào làm việc.

Xã Hữu Lợi từng bước khắc phục khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Yên Thủy 4 km, là xã vùng 135 của huyện Yên Thuỷ, điều kiện KT-XH gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 đến nay, xã Hữu Lợi mới đạt được 11 tiêu chí NTM. Chính quyền, nhân dân xã Hữu Lợi đang từng bước khắc phục những hạn chế, khó khăn để hoàn thành 8 tiêu chí còn lại đến hết năm 2020.

Huyện Kỳ Sơn tổng kết 5 năm xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 17/11, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2015).

Yên Mông đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Sáng 18/11, tại Nhà văn hoá xã Yên Mông, UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và các huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2015 – 2016

(HBĐT) - Ngày 18/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục