Được sự ủy quyền của UBND tỉnh, lãnh đạo Sở TN&MT trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Tòng Đậu.
(HBĐT) - Ngày 14/12, tại Nhà văn hoá xã Tòng Đậu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố xã Tòng Đậu đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo bà con nhân dân trong xã.
Tòng Đậu là xã điểm NTM của tỉnh. Thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác điều hành quản lý vốn được thực hiện theo luật định có sự thống nhất và tham gia của người dân. Việc triển khai công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, xã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, Tòng Đậu phát triển các ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao động địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 18,6 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,2%. Xã có 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế xã được xây dựng đồng bộ đạt chuẩn về cơ sở vật chất, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 73%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96%; hệ thống công trình vệ sinh đạt chuẩn trên 80%; hệ thống chính trị xã hội và an ninh trật tự được giữ vững...Giai đoạn 2011-2015, xã đã huy động nguồn lực trên 57 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp trên 12,7 tỷ đồng chiếm 22,3%, đặc biệt nhân dân đã tự nguyện hiến 6.543 m2 đất các loại cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
Giai đoạn 2016-2020, xã Tòng Đậu đặt ra các mục tiêu: thu nhập bình quân đạt từ 30 triệu đồng trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45% trở lên; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ hộ dân có công trình vệ sinh đạt chuẩn từ 95% trở lên...
Được sự ủy quyền của UBND tỉnh, lãnh đạo
Đinh Thắng
(HBĐT) - PGS là hệ thống giám sát có sự tham gia của tổ chức cộng đồng, đây được xem là giải pháp ưu việt giúp những nông hộ sản xuất quy mô nhỏ có thể tiếp cận quy trình sản xuất an toàn và bền vững, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tại huyện Lương Sơn, hiện nay đang có 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ (với 114 hộ sản xuất) tham gia hệ thống giám sát PGS.
(HBĐT) - Ngày 11/12, huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam với sự tham gia của UBND tỉnh, các Sở NN&PTNT, KH&CN, Công thương, thị trấn Cao Phong, Công ty TNHH MTV Cao Phong và các hộ trồng cam trên địa bàn.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.
(HBĐT) - 5 năm (2011-2015) không phải là chặng đường dài. Đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) mà tính chất của nó được coi như một cuộc cách mạng thì thời gian 5 năm chỉ là chặng đường khởi đầu. Thế nhưng tỉnh Hòa Bình đã có nhiều bước tiến quan trọng, là nền tảng để tạo sức bật cho nông thôn của tỉnh.
(HBĐT) - Tỉnh ta được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, phát triển rừng của các tỉnh miền núi phía Bắc.
(HBĐT) - Trong những năm qua, hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Cùng với sự phát triển, vấn đề đảm bảo môi trường đã được các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư các KCN hết sức quan tâm.