Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong năm 2015 thu hút gần 300 người lao động tham gia.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Trung bình mỗi năm, huyện Cao Phong cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho 1.300 người. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huyện đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo kế hoạch đề ra.
Năm 2015, được UBND tỉnh giao chỉ tiêu tạo việc làm cho 950 lao động. Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm, Phòng LĐ-TB&XH đã chủ động xây dựng kế hoạch và đề nghị UBND huyện phê duyệt 7 lớp dạy nghề cho 210 học viên với các nghề trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi. Theo đánh giá, số lao động học nghề xong đều áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất và có việc làm ổn định, góp phần tăng thu nhập. Theo đồng chí Bùi Văn Dán, điểm mới của đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm năm nay đã xuất hiện sự liên kết sản xuất giữa người lao động có quỹ đất, công lao động và nay có thêm kỹ thuật trồng cây có múi đã được học với nhà đầu tư có vốn, kinh nghiệm. Sau quá trình đầu tư trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm sẽ được chia theo hình thức 50/50. Đây là hướng mở ra cơ hội cho nhiều người dân trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Đối với người nông dân, ngoài phát triển sản xuất, tranh thủ lúc nông nhàn có thể làm thuê cho các vườn cam ở khu vực thị trấn và các xã lân cận cũng góp phần tăng thu nhập đáng kể.
Cùng với đó, để triển khai kế hoạch thực hiện công tác lao động việc làm năm 2015, huyện đã triển khai công tác điều tra cung, cầu lao động ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Phối hợp với Công an huyện và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân ở các xã, thị trấn không xuất cảnh làm việc trái phép tại Trung Quốc. Đồng thời phối hợp với các DN có năng lực, uy tín, pháp lý để tham gia tư vấn xuất khẩu lao động, đưa lao động ở địa phương đi làm việc ở nước ngoài. Kết quả, đến nay, huyện đã đưa được 54 người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt, trong năm 2015, phát huy hiệu quả từ những năm trước, huyện đã mở sàn giao dịch việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động trên địa bàn huyện với các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện, đăng ký tham gia sàn giao dịch huyện Cao Phong năm 2015 có 24 DN, tổ chức, cá nhân, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 20 DN trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại sàn giao dịch. Tham gia sàn giao dịch năm nay có trên 300 người lao động, chủ yếu là ĐV-TN đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngay tại sàn giao dịch, đã có 223 người lao động được các DN tư vấn, trong đó có 31 lao động được tuyển dụng; 97 lao động được hẹn phỏng vấn tại DN.
Nhờ triển khai đa dạng các hình thức đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương gắn với giải quyết việc làm, kết quả, năm 2015, huyện ước giải quyết việc làm cho 1.341 lao động, đạt 141,2% kế hoạch đã đề ra.
Linh Trang
(HBĐT) - Bắc Sơn là xã vùng cao nghèo của huyện Tân Lạc, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2010, xã thực hiện mạnh mẽ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tích cực vận động nhân dân đưa các giống cây trồng mới năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng và phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, đời sống người dân xã Bắc Sơn từng bước được nâng cao. Trong thành công của họ có sự góp sức của NHCSXH.
(HBĐT) - Ngày 17/12, tại Nhà văn hoá xã Nhân Nghĩa, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ công bố xã Nhân Nghĩa đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Lương Sơn, năm 2015, huyện có tổng nguồn vốn hoạt động 190.036 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách T.ư 189.236 triệu đồng, vốn địa phương 800 triệu đồng. Hiện, đơn vị đang thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 185 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, đến tháng 12, dư nợ chương trình cho vay sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn đạt 343.981 triệu đồng với trên 10.000 hộ còn dư nợ.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, năm 2015, ngành nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu sản xuất đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành đạt 4,5%, vượt 0,5% kế hoạch.
(HBĐT) - Ông Phạm Văn Nho, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Bôi huyện Lạc Thủy cho biết: Hiện vùng nguyên liệu chè của Công ty khoảng 200 ha, tập trung 3 đội sản xuất ở 3 xã: Phú Thành, Phú Lão và Cố Nghĩa. Giống chủ lực là chè lai LDPI, chất lượng tốt, năng suất khoảng trên 20 tấn/ha đang là nguồn thu nhập chính của các hộ nhận khoán đất Công ty.