Mô hình kinh tế trang trại trồng cây ăn quả có múi diện tích 4 ha của gia đình anh Hà Văn Tuấn, khu 7, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) cho thu nhập 1 tỉ đồng /năm.
(HBĐT) - Với những lợi thế về tiềm năng đất đai, nhân lực, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lạc Thuỷ đã xác định phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là mũi nhọn, tạo khâu đột phá để đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, giúp nông dân vươn lên làm giàu, góp phần tích cực trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Lạc Thuỷ đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ trang trại phát triển như đề án phát triển KTTT, dự án trồng cam chất lượng cao, đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện...Theo đó, ngân sách huyện hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống, vật tư; KH-KT, xây dựng mô hình, tổ chức tham quan học tập; tạo cơ chế thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời hỗ trợ 30% lãi suất vay ngân hàng để khuyến khích nông dân đầu tư vào sản xuất đem lại giá trị thu nhập cao. Đến nay, toàn huyện có 47 trang trại đạt tiêu chí, tạo việc làm cho trên 500 lao động, với thu nhập từ 3,5-5 triệu đồng /người/ tháng. Các trang trại hiện có tổng số vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, sử dụng hơn 360 ha đất, cho thu nhập hơn 650 triệu đồng /trang trại /năm.
KTTT ở Lạc Thuỷ phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình nông - lâm nghiệp và thuỷ sản, chủ yếu là trang trại tổng hợp, chăn nuôi và trồng cây ăn quả đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đẩy nhanh chương trình xây dựng NTM trong thực hiện tiêu chí thu nhập với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn, đặc biệt đối với cây ăn quả có múi, nuôi dê, lợn, gia cầm tập trung...Trong 47 trang trại, trang trại tổng hợp chiếm 51,06%; trang trại trồng trọt chiếm 17,02%; trang trại chăn nuôi chiếm 17,02%; trang trại nuôi thuỷ sản chiếm 10,64%; trang trại trồng cây lâm nghiệp chiếm 4,26%. Để thực hiện nội dung này, huyện Lạc Thuỷ đã tập trung thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, trong đó, chú trọng quy hoạch vùng sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng. Đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó có chính sách phát triển KTTT.
Trong phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều hộ gia đình SX -KD giỏi, những mô hình mới với cách quản lý khoa học, đưa các tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất. Điển hình như trang trại tổng hợp của hộ ông Nguyễn Duy Lành, thôn Bột, xã Phú Thành; hộ ông Bùi Văn Chung, thôn Ninh Ngoại, xã An Bình; trang trại chăn nuôi của Quách Xuân Sinh, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm; trang trại trồng trọt của ông Đặng Văn Bình, thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà...cho thu nhập trên 800 triệu đồng /trang trại /năm.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT ở Lạc Thuỷ gặp phải một số khó khăn như đất đai manh mún, nguồn vốn hạn chế, giá cả vật tư đầu vào cao, thị trường đầu ra không ổn định; tình hình dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ chưa thực sự an toàn; hệ thống giống cây trồng - vật nuôi, chế biến sản phẩm, cơ chế, chính sách về phát triển KTTT chưa đủ mạnh để khuyến khích phát triển...
Đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Để KTTT của huyện tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân, huyện chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ nông dân nói chung và các chủ trang trại nói riêng được vay vốn, nhất là đối với các dự án chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp có hiệu quả để mở rộng sản xuất; tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất; sớm triển khai sâu rộng và toàn diện trong nhân dân về bảo hiểm đối với ngành nông nghiệp. Chỉ đạo các ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng loại vật tư phục vụ sản xuất. Hướng dẫn các chủ trang trại tăng cường sự liên kết theo hình thức hiệp hội, tổ hợp sản xuất nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình làm ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu đông 2015, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ nhất diễn ra tưng bừng và nhộn nhịp, thu hút hàng nghìn lượt người đến thăm quan, thưởng thức. Đây là lần đầu tiên huyện Cao Phong tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá cho sản phẩm cam của huyện – nông sản chất lượng cao đã tạo nên thương hiệu không thể trộn lẫn cho “vùng đất gió” Cao Phong.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, tính đến tháng 12/2015, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn toàn huyện đảm bảo thông suốt, không xảy ra tình trạng thiếu hàng và đột biến giá cả.
(HBĐT) - Năm 2015, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích đến cán bộ, nhân dân về chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo quyền lợi cho nhân dân cũng như các quy định của pháp luật.
(HBĐT) - Ngày 28/12, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ công bố xã Nam Thượng đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo các sở ban ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Triển khai chương trình Bình ổn giá Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, tỉnh ta có 3 doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình bình ổn, bao gồm công ty CPTM Định Nhuận, công ty TNHH Anh Phong và công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Anh.
(HBĐT) - Ngày 27/12, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã Tử Nê đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.