Hộ chăn nuôi xã Kim Bôi (Kim Bôi) tận dụng mọi nguyên liệu để gia cố, che chắn chuồng trại để chống rét cho gia súc

Hộ chăn nuôi xã Kim Bôi (Kim Bôi) tận dụng mọi nguyên liệu để gia cố, che chắn chuồng trại để chống rét cho gia súc

(HBĐT) - Trải qua 4 ngày diễn biến thời tiết cực đoan, đàn gia súc của tỉnh đã thiệt hại đáng kể do chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét sâu, có nơi xuất hiện băng tuyết với nhiệt độ thấp nhất đo được – 20C. Tính đến 15h ngày 26/1, đã có 201 con trâu, bò bị chết rét, thiệt hại ước tính lên tới vài tỷ đồng.

 

Vùng cao các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân, Bắc Sơn, Nam Sơn (Tân Lạc) vào rạng sáng ngày 25/1 xuất hiện băng tuyết, nhiệt độ xuống dưới 00C. Đây là hiện tượng mà xưa nay người dân vùng cao nơi đây chưa bao giờ chứng kiến. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại cho trâu, bò, cho gia súc ăn thức ăn ấm nóng để tăng sức chống chịu rét nhưng các hộ chăn nuôi vẫn không thể lường được tình huống nhiệt độ tụt giảm quá sâu. Cho đến sáng cùng ngày khi kiểm tra tại chuồng trại, một số con gia súc đã bị lạnh giá làm cho chết cóng. Trong đó xã Quyết Chiến có 5 gia đình bị thiệt hại về trâu, bò gồm 2 hộ ở xóm Cá, 1 hộ ở xóm Biệng, 1 hộ ở xóm Nam Hưng và 1 hộ xóm Bắc Hưng.

 

Cũng gần như cùng thời điểm này, nhiệt độ trên địa bàn một số xã vùng cao của huyện Mai Châu, Đà Bắc và Lạc Sơn xuống thấp đột ngột, xuất hiện tuyết rơi dày đặc, thiệt hại trên đàn gia súc không chỉ đối với trâu, bò chăn thả trên rừng mà cả với số vật nuôi đã được nuôi nhốt, quản lý trong chuồng. Cụ thể trong số 201 con trâu bò thiệt hại, huyện Mai Châu có 61 con, Đà Bắc 58 con, Tân Lạc 22 con, Lương Sơn 22 con, Lạc Sơn 14 con, Cao Phong 6 con, Yên Thủy 6 con, Kỳ Sơn 5 con, thành phố Hòa Bình 2 con và huyện Lạc Thủy 1 con. 

 

Lý giải về tình trạng trâu, bò bị chết rét, đồng chí Phạm Vinh Xương, Phó chi cục Thú y tỉnh nhận định: Đây là đợt rét đậm, rét hại đầu tiên kể từ đầu vụ Đông – Xuân nhưng với nhiệt độ xuống quá thấp, quá đột ngột đã khiến gia súc bị chết do sốc nhiệt. Với tổng đàn trâu, bò của tỉnh gần 170.000 con, đây là “sản nghiệp” lớn, có giá trị mà nhiều hộ chăn nuôi cần tích cực bảo vệ trước nguy cơ thiệt hại do thiên tai địch họa. Ghi nhận ở vụ Đông – Xuân 2016, hộ chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm, việc quản lý gia súc tại chuồng đã được thực hiện tốt hơn, hiện tượng thả gia súc trên rừng chỉ còn lác đác. Tuy nhiên, trong tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiệt hại đối với đàn gia súc, gia cầm khó tránh khỏi.

 

Hộ chăn nuôi xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) pha nước muối loãng cho vật nuôi uống tăng cường khả năng chống chịu rét

 

Hệ thống thú y cơ sở hiện đang tăng cường công tác đôn đốc, giám sát tình hình phòng, chống đói, rét trong chăn nuôi ở cơ sở, theo dõi chặt diễn biến thời tiết và hướng dẫn bà con chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Trong điều kiện giá rét như hiện nay, hộ chăn nuôi cần quản lý, chăm sóc tốt đàn gia súc, cho vật nuôi ăn với lượng thức ăn thô tối thiểu 10% trọng lượng cơ thể, thức ăn tinh tối thiểu 1% trọng lượng cơ thể, đảm bảo lượng nước uống pha loãng với muối ấm để tăng khả năng chịu rét. Cấp ủy, chính quyền các xã, xóm tăng cường đôn đốc, nhắc nhở bà con tích cực bảo vệ đàn gia súc, kịp thời lập biên bản trường hợp gia súc chết rét làm căn cứ đề xuất hỗ trợ thiên tai. Đặc biệt lưu ý hộ chăn nuôi, để cứu lấy tài sản lớn của gia đình hãy tuân thủ các biện pháp kỹ thuật phòng – chống đói rét cho gia súc đã được khuyến cáo. Một lưu ý nữa là tình trạng mưa, rét kéo dài cũng kéo theo hệ lụy dịch bệnh gia súc, gia cầm dễ phát triển, nhất là các bệnh dịch liên quan đến đường hô hấp. Để chủ động giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi cần tăng cường lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm, thực hiện che chắn chuồng trại, có hệ thống sưởi tại khu vực chăn nuôi, làm vệ sinh môi trường chăn nuôi và cho vật nuôi ăn thức ăn ấm nóng để tăng cường khả năng hấp thụ, chống chịu rét mướt.

                                                                                

                                                           

 

                                                              Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục