Lớp dạy nghề mây, song đan theo Đề án 1956 thu hút đông đảo người dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) tham gia.

Lớp dạy nghề mây, song đan theo Đề án 1956 thu hút đông đảo người dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) tham gia.

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) của tỉnh, đồng chí Nguyễn Duy Thanh, Trưởng phòng Quản lý Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Trong giai đoạn 5 năm (2011- 2015) triển khai Đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án huy động tối đa sự tham gia phối hợp của các sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố, trung tâm học tập cộng đồng cấp xã; các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

 

Đồng thời tổ chức nhiều hình thức trong triển khai đào tạo như ký kết hợp đồng đào tạo giữa 3 bên doanh nghiệp - người lao động - cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề, dạy nghề. Kết quả, trong 5 năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 71.875/70.000 lao động, đạt 102,7% kế hoạch. Trong đó đã tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT 856 lớp với 25.580 người. Riêng năm 2015 đã tổ chức tuyển sinh học nghề cho 17.644 người, trong đó, Đề án 1956 có 229 lớp với số lao động 7.623 người, kinh phí 10.327 triệu đồng (nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm - Dạy nghề 7.468 triệu đồng với 115 lớp, 3.402 lao động).

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Duy Thanh, hiện nay, công tác đào tạo nghề gặp không ít khó khăn như: Việc tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề giai đoạn 2011- 2015 chỉ đạt hơn 8.000 người (khoảng 11%), còn lại chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Việc tổ chức khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề, lựa chọn ngành nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở SX-KD, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã, tuy vậy, thực tế một số xã chưa vào cuộc dẫn tới hiệu quả dạy nghề chưa cao. Theo quy định, mỗi huyện phải bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề tại Phòng LĐ-TB&XH nhưng đến nay mới có 4/11 huyện, thành phố bố trí được cán bộ chuyên trách. Bên cạnh đó, hệ thống Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2011- 2015. Tuy vậy, mức hỗ trợ qua Trung ương có giới hạn dẫn đến đầu tư chưa đồng bộ (thiếu điện, nước, lớp học, xưởng thực hành, nhà làm việc cho cán bộ quản lý, giáo viên)... Nguồn kinh phí thực hiện Đề án chủ yếu được   hỗ trợ của Trung ương và một phần nhỏ kinh phí thuộc ngân sách huyện và  nguồn thu hút xã hội hóa. Đặc biệt,    bước sang năm 2016 và giai đoạn tiếp theo sẽ không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm - Dạy nghề.

 

Để khắc phục những khó khăn trên, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956 đã có Tờ trình số 05, ngày 20/1/2016 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016, giai đoạn 2016- 2020. Theo đó, trong dự thảo Kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016 có kết quả rà soát nhu cầu học, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch cho năm 2016 và giai đoạn 2016- 2020 báo cáo trước khi phê duyệt, làm cơ sở cho việc triển khai Đề án ở cấp huyện. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn căn cứ năng lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề để đăng ký chỉ tiêu năm 2016. Để thực hiện chỉ tiêu lao động qua đào tạo đạt 48% vào cuối năm 2016 (Nghị quyết HĐND tỉnh giao), BCĐ thực hiện Quyết định 1956 cũng đề nghị xem xét, hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia NTM cho các hoạt động của Đề án 1956. Trong giai đoạn 2017- 2020 để tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 1956, BCĐ đề nghị UBND tỉnh, BCĐ Đề án 800 tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia NTM cho các hoạt động của Đề án 1956 đảm bảo thực hiện 50% chỉ tiêu hàng năm từ 7.000- 7.500 chỉ tiêu. Số kinh phí còn lại đề nghị UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh bố trí từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và huy động tối đa các nguồn kinh phí xã hội hóa thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo dạy nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Bên cạnh đó, từ năm 2016, tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện việc quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT- XH, chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh.

 

 

                                                                   Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh tỉnh Hòa Bình tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Không có hình ảnh
Với nền nhiệt lạnh, nhiều tháng đầu và cuối năm mưa mù nên rất thuận lợi để phát triển các loại rau, củ, quả ưa lạnh. ảnh: Vườn cà chua phát triển tươi tốt, sai quả của gia đình ông Hà Văn Quỳnh, Giám đốc HTX Dịch vụ và phát triển nông nghiệp Tam Hòa.
Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tập trung cấy lúa vụ chiêm - xuân,  giống lúa thuần, ngắn ngày được đưa vào sản xuất đảm bảo yếu tố thời vụ. ảnh: b.m

Lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết về cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 24/2, Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự có đại diện các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo UBND và phòng chuyên môn 11 huyện, thành phố.

Kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Chiều 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng một số ngành liên quan đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Ngọc Lương (Yên Thuỷ) là xã điểm NTM của tỉnh. Khi mới bắt tay thực hiện chương trình, xã gặp phải một số khó khăn bởi dân số đông, phân chia thành 23 xóm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,5%, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/ năm, qua rà soát xã mới đạt 6/19 tiêu chí. Ngoài ra, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh, đặc biệt là tư tưởng trông chờ, ỷ lại coi xây dựng NTM là chương trình đầu tư của Nhà nước trong một số cán bộ và đa số nhân dân trong xã.

Lương Sơn tập trung sản xuất vụ xuân 2016

(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết ấm áp trở lại, ngay sau những những ngày đón tết vui xuân Bính Thân 2016 bà con nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn đã và đang khẩn trương bắt tay vào gieo cấy lúa xuân.

Trình UBND tỉnh phương án giá đất cho 30 dự án trong điểm

(HBĐT) – Theo Sở TN – MT, trong thời gian từ đầu 2015 đến nay, Sở đã trình UBND tỉnh phương án giá đất cụ thể cho 30 dự án.

Kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông Xuân tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 22/2, đoàn công tác Sở NN & PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 tại huyện Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục