Hiện nay, mực nước tại hệ thống hồ chứa trên địa bàn huyện Lạc Thủy xấp xỉ trung bình nhiều năm, cơ bản đủ nước phục vụ sản xuất

Hiện nay, mực nước tại hệ thống hồ chứa trên địa bàn huyện Lạc Thủy xấp xỉ trung bình nhiều năm, cơ bản đủ nước phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Tăng cường các biện pháp phòng chống hạn hán để chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp. Xác định rõ điều đó, UBND huyện Lạc Thủy đã và đang đôn đốc các xã, thị trấn triển khai nhiều nội dung thiết thực ứng phó với hạn hán như tích trữ nước tại các hồ đập, có kế hoạch ưu tiên sử dụng nước hợp lý, có phương án xử lý kịp thời khi nguồn nước bị thiếu hụt…

 

Dự báo vụ chiêm xuân năm nay sẽ có nền nhiệt độ cao, lượng mưa chỉ đạt 50 – 70% trung bình nhiều năm, huyện Lạc Thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước sản xuất. Ngay từ đầu tháng 12/2015, UBND huyện đã liên tiếp ban hành các Chỉ thị về việc chủ động phòng chống hạn, tăng cường thực hiện các giải pháp đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino năm 2016. Theo đó xác định: Cùng với hiện tượng  El Nino, khô hạn kéo dài cùng các đợt rét đậm, rét hại sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Để chủ động phòng chống hạn, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành và đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung: Kiểm tra, đánh giá khả năng cung cấp nước của hệ thống hồ đập, công trình thủy lợi trên địa bàn để bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước, tránh rò rỉ, thất thoát nước; sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả. Nghiêm cấm không được tùy tiện tháo nước đánh bắt cá, nạo vét ao hồ làm mất cân đối nguồn nước trong thời vụ sản xuất. Tăng cường công tác thủy lợi, chủ động nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, sửa chữa các trạm bơm dã chiến, khôi phục máy bơm dầu, kết hợp các biện pháp chống hạn thủ công với cơ giới lưu động... Tại những nơi không cân đối được nguồn nước phục vụ sản xuất cả vụ, UBND huyện yêu cầu cơ sở vẫn phải bảo đảm hiệu quả sản xuất bằng cách chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế lúa bằng những cây trồng cạn sử dụng ít nước.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Trên cơ sở nguồn nước hiện có, huyện đã xác định cụ thể vùng bảo đảm tưới và vùng có nguy cơ bị hạn cao để từ đó bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Hiện nay, toàn huyện có 112 công trình hồ đập, trạm bơm. Tính đến thời điểm này, mức nước ở các hồ, đập chính cơ bản đang đảm bảo nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu tình hình không có mưa kéo dài, nguy cơ thiếu nước cho cây trồng là rất cao đặc biệt là cây lúa. Theo đánh giá sơ bộ, đến giữa vụ sản xuất sẽ có khoảng 50 ha lúa và trên 140 ha cây màu bị hạn. Nguy cơ hạn cuối vụ cũng sẽ rất cao, nếu như không chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thì thiệt hại do hạn hán gây ra đối với sản xuất sẽ rất nặng nề.

Nhìn lại sản xuất vụ mùa – hè thu năm 2015. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy phải đối mặt với diễn biến khắc nghiệt của thời tiết gây ra hạn hán trên diện rộng. Hạn kéo dài từ đầu tháng 6 đến tháng 7/2015 gây nhiều bất lợi cho sản xuất. Toàn huyện đã có trên 870 ha lúa và gần 420 ha ngô bị hạn, diện tích trồng cây hàng năm của huyện không đạt kế hoạch đề ra (đặc biệt là diện tích lúa, ngô). Kết quả đến cuối vụ, sản lượng lương thực toàn huyện chỉ đạt 10.994,6 tấn, bằng 72,2% kế hoạch, bằng 69,6% so với cùng kỳ. Diễn biến căng thẳng này đòi hỏi huyện Lạc Thủy phải rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2015 – 2016. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động xây dựng các phương án phòng chống hạn và sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Trong đó, giải pháp được chú trọng hàng đầu là hướng dẫn người dân chuyển đổi những diện tích không chủ động được nước tưới. Thống kê sơ bộ đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi trên 60 ha lúa, màu kém hiệu quả sang các cây trồng cạn để có hiệu quả sản xuất cao hơn, ổn định hơn. Dự kiến từ nay đến hết thời vụ gieo trồng vụ xuân (chậm nhất là trung tuần tháng 4/2016 đối với các loại rau, đậu thực phẩm), diện tích chuyển đổi sẽ tiếp tục được mở rộng với quyết tâm không để đất trống và hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân 2016./.

 

                                                                         Thu Trang

 

Các tin khác

Nông dân xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) bón thúc cho diện tích lúa xuân.
Đông đảo đại diện các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Cục thuế quản lý tham gia đối thoại với Cục thuế tỉnh
Không có hình ảnh
Xã Tử Nê, Tân Lạc thực hiện mô hình trồng bưởi đỏ trên diện tích đồi rừng.

HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn - người bạn tin cậy của nhà nông

(HBĐT) - Thành lập đầu tháng 11/2012, thời gian hoạt động mới hơn 3 năm nhưng HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã giành được nhiều thành tựu và dấu ấn khá quan trọng trong SX-KD. Với ngành nghề gồm: Dạy nghề truyền thống, dạy nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt; cung ứng các loại phân bón, BVTV, giống cây ăn quả, cây dược liệu, cây quý hiếm và dịch vụ thủy lợi phục vụ tưới tiêu các mô hình trồng trọt.

Hang Đăm chuyển mình

(HBĐT) - Từ thị trấn Đà Bắc đến xóm Hang Đăm (Đồng Nghê) gần 100 km. Xa trung tâm nhất, đường sá đi lại khó khăn, chính điều đó đã làm cho đời sống của người dân ở Hang Đăm thuộc vào diện khó khăn nhất huyện. Đã từng có một thời gian dài ở Hang Đăm, người ta quen với cuộc sống không đường, không điện. Hàng chục hộ dân trong xóm gần như biệt lập với cuộc sống tự cấp, tự túc...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2 tháng đạt 2.854 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 0,75% so với tháng trước, tăng 1,66% so với cùng kỳ năm 2015. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,29%, nhóm nhà ở - điện - nước - chất đốt và VLXD tăng 0,04%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%, nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,4%. Nhóm giao thông giảm 4,24%, các nhóm khác ổn định.

Còn khoảng 1.000 ha mía chưa nguyên liệu chưa thu hoạch

(HBĐT) - Tổng diện tích mía nguyên liệu của tỉnh là 1.669 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy và Lạc Sơn. Có tới 50% diện tích là giống mía có năng suất, trữ đường cao như ROC 22, QĐ94. Năng suất bình quân đạt 65 tấn/ha. Công ty CP Mía đường Hòa Bình là cơ sở thu mua mía nguyên liệu trên địa bàn.

UBND tỉnh làm việc với Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp

(HBĐT) - Ngày 14/3, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì làm việc với Ban Quản lý dự án phát triển lâm nghiệp T.Ư về việc triển khai dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên rừng bền vững do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ. “Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên rừng bền vững” do JICA tài trợ nhằm tăng cường năng lực quốc gia về quản lý thiên nhiên bền vững bằng cách tập trung vào quản lý rừng, đa dạng sinh học và những người phụ thuộc vào các nguồn thiên nhiên để sống.

Huyện Mai Châu: Huy động sức dân cải thiện mạng lưới giao thông

(HBĐT) - Với đặc thù vùng cao, điều kiện tự nhiên phức tạp, diện tích chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, nhiều thung lũng bị chia cắt bởi khe, suối tự nhiên, công tác quy hoạch và phát triển giao thông của huyện Mai Châu từng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thông qua các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, đặc biệt là nhờ huy động được sức dân, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn đã được và đang được cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục