Nhiều tàu, thuyền trên cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình) được đầu tư cải tạo và đóng mới góp phần đảm bảo an toàn, phục vụ khách du lịch lòng hồ Hòa Bình.

Nhiều tàu, thuyền trên cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình) được đầu tư cải tạo và đóng mới góp phần đảm bảo an toàn, phục vụ khách du lịch lòng hồ Hòa Bình.

(HBĐT) - Mỗi dịp đầu năm, hồ Hòa Bình là điểm du xuân lý tưởng cho du khách thập phương. Kéo theo đó, dịch vụ tàu, thuyền từng bước được đầu tư nâng cấp, đóng mới đáp ứng ngày càng tốt việc đưa đón du khách.

 

Tại Cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình), trong những tháng đầu năm, mỗi ngày có đến hàng nghìn du khách tấp nập đi lễ đền Thác Bờ. Lượng tàu, thuyền tại cảng Bích Hạ chuyên đưa đón khách năm nay khoảng trên dưới 60 tàu, thuyền.

 

Riêng tại cảng Bích Hạ đã có 3 tổ hợp tác với những chiếc tàu chuyên dụng chở khách trên 40 chiếc. Ngoài ra có gần 20 chiếc tàu được thiết kế đặc biệt vừa chở khách, vừa chở hàng. Khi hết mùa lễ hội, những chiếc tàu này lại chuyển công năng sang chở hàng.

 

Anh Trần Văn Trường, một chủ tàu phấn khởi cho biết: Chiếc tàu tôi đóng hơn chục năm nay, chi phí trên 500 triệu đồng. Ngoài việc chở hàng hóa từ trên Sơn La về cảng Bích Hạ và ngược lại, ra Tết, để đảm bảo nguồn thu nhập, gia đình tôi lại dùng đưa đón khách từ cảng Bích Hạ đi du lịch hồ Hòa Bình.

 

Đối với các tổ hợp tác vận tải hành khách tại cảng Bích Hạ, trong nhiều năm qua, các đội tàu đã không ngừng đầu tư nâng cấp cả về số lượng, chất lượng nhằm đưa đón khách du lịch lòng hồ đảm bảo an toàn.

 

Theo anh Nguyễn Văn Cường, chủ tàu HB 0747, tổ xã Thái Thịnh, riêng tổ Thái Thịnh hiện có khoảng 25 chiếc tàu, thuyền chuyên đưa đón khách du lịch lòng hồ. Đối với cá nhân anh Cường, trước đây gia đình đã đầu tư một chiếc thuyền nhỏ chuyên chở khách du lịch lòng hồ. Nhưng vài năm trước, anh Cường đã mạnh dạn thế chấp ngân hàng vay 500 triệu đồng cùng với số vốn tích lũy để đầu tư sang tàu cỡ lớn. Hiện tàu của gia đình anh Cường được cấp đăng ký chở 72 khách. Lượng khách chở tăng lên cùng chất lượng tàu thuộc loại tốt, máy nhập ngoại nên mỗi chuyến đưa đón khách từ cảng Bích Hạ lên đến đền Thác Bờ và ngược lại có giá từ 2,5 - 4 triệu đồng, tùy từng thời điểm.

 

Cũng theo anh Cường, từ khi đưa tàu vào khai thác đến nay được 5 năm, gia đình anh đã trả được gần hết số nợ ngân hàng. Trong những năm tới, gia đình anh sẽ có nguồn thu nhập ổn định hơn.

 

Bên cạnh việc đưa đón khách du lịch, các chủ tàu thuyền cũng phục vụ thêm phần ăn uống. Mặc dù chỉ là phụ nhưng cũng góp phần cho các chủ tàu có thêm  thu nhập. Mỗi mâm cơm phục vụ hành khách đi du lịch có giá từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng, tùy từng mức độ đặt hàng của khách. Thức ăn đa số là những sản vật sẵn có trong khu vực lòng hồ như cá sông Đà, gà đồi, lợn bản địa và các loại rau rừng...

 

Anh Xa Thành Trung, một chủ tàu ở xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong) cho biết thêm, mùa du lịch lòng hồ Hòa Bình năm nay có lượng khách tăng nhiều. Chính vì vậy, có chủ tàu vừa chở khách, vừa nhận đặt cơm phục vụ khách, tính ra, thu nhập vài trăm triệu đồng/mùa.

 

 Du lịch lòng hồ Hòa Bình, đi lễ đền Chúa thác Bờ và thăm các hang động nổi tiếng mỗi dịp xuân về được đông đảo du khách lựa chọn cho những chuyến du xuân. Cùng đó, chất lượng tàu, thuyền ngày càng được nâng lên, cung cách phục vụ có phần chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy, đến với hồ Hòa Bình hôm nay không chỉ những ngày Tết mà ngay cả những ngày bình thường trong năm, du khách thực sự yên tâm thưởng ngoạn cảnh vật hùng vĩ trên lòng hồ mênh mang.

 

 

                                                                

                                                            Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dự báo vụ chiêm - xuân 2016, huyện Yên Thủy có khoảng 600 ha nguy cơ hạn hán. ảnh: Công trình thủy lợi xã Đa Phúc không còn nhiều nước.

Lương Sơn triển khai 5 mô hình nông nghiệp tại 20 xã, thị trấn

(HBĐT) - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp năm 2016.

Kiểm tra tình hình xây dựng NTM xã Nam phong

(HBĐT) - Ngày 30/3 đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với xã Nam Phong (Cao Phong) kiểm tra tình hình thực hiện xây dựng NTM của xã. Cùng đi có đại diện sở TN&MT, lãnh đạo huyện.

Mía trắng đang “sốt” ở Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong hiện có khoảng 1.300 ha trồng mía trắng. Mía trắng được trồng ở tất cả các xã trên toàn huyện, trong đó, nhiều nhất là ở các xã Nam Phong, Yên Lập, Yên Thượng. Mía trắng ở các địa phương này cây to, gióng dài óng mượt, không bị nứt, là điểm đến đầu tiên của các thương lái khi vào vụ thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Hiến, trưởng phòng nông nghiệp và PTNT huyện Cao Phong cho biết: hiện tại, mía trắng bắt đầu bán; thương lái tìm đến chủ vườn để đặt tiền, giá bán dao động khoảng 5000 đồng/cây. Thị trường mía trắng đầu vụ khá sôi nổi.

UBND tỉnh làm việc với đoàn doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao

(HBĐT) - Ngày 30/3, UBND tỉnh đã làm việc với đoàn doanh nghiệp của Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao do ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, Chủ tịch Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao làm trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và lãnh đạo huyện Cao Phong và Lương Sơn

Xã Vầy Nưa khởi sắc trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tích cực triển khai xây dựng NTM với mục tiêu đảm bảo xã có kết cấu hạ tầng KT-XH tiên tiến, từng bước phát triển ngang bằng các xã có cùng đặc điểm địa hình.

Sản lượng thủy sản quí I ước đạt trên 2.200 tấn

(HBĐT) - Diện tích nuôi trồng thủy sản ước thực hiện đến tháng 3/2016 của toàn tỉnh là 2.570 ha(tăng 120 ha so với cùng kỳ năm trước). Toàn tỉnh hiện có khoảng 2.400 lồng cá (tăng 600 lồng so với cùng kỳ năm trước).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục