Diện tích vườn cây ăn quả của múi của gia đình anh Nguyễn Duy Chung, xóm Thung, xã Tú Sơn

Diện tích vườn cây ăn quả của múi của gia đình anh Nguyễn Duy Chung, xóm Thung, xã Tú Sơn

(HBĐT) - Trong 3-4 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trồng các loại cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào, cam lòng vàng… Một số hộ dân đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, phá bỏ vườn tạp, tận dụng đất vườn ít ỏi để nhân rộng diện tích các loại cây ăn quả có múi nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

 

Với đặc thù là xã thuần nông, người dân nơi đây sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn xã hiện có 291 ha diện tích đất trồng lúa và hơn 200 ha diện tích đất trồng màu. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ít ỏi.

 

Từ thực tế đó, người dân trong xã đã mạnh dạn trồng thử các loại cây có múi như bưởi Diễn, cam lòng vàng, chanh đào. Một số hô dân tiên phong đã sang huyện bạn Cao Phong học hỏi, tham khảo sách báo, internet để tích lũy kinh nghiệm. Người dân trong xã đã phá bỏ vườn tạp, tận dụng đất vườn ít ỏi, chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ sang để trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, toàn xã đã có 40- 50 hộ gia đình trồng cây ăn quả có múi, diện tích đất trồng cũng tăng lên đến 10 ha. Đa số các hộ phát triển quy mô còn nhỏ lẻ, chỉ có vài hộ tiêu biểu đã nhân rộng diện tích lên đến 2- 3 ha. Một số hộ gia đình đi đầu trong phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi đã thu hoạch cho biết lợi nhuận đem lại cao gấp 2- 3 lần sản xuất nông nghiệp.

 

Anh Nguyễn Duy Chung ở xóm Thung, xã Tú sơn là một trong những gia đình tiêu biểu trong phát triển cây ăn quả có múi, anh cho biết: “Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao của cây ăn quả có múi đem lại,năm 2012 tôi và một số gia đình trong xã đã thử trồng một số loại cây ăn quả có múi. Ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi phải tham gia các lớp học do xã tổ chức, tham khảo sách báo, học hỏi những người đi trước. Đến nay diện tích vườn của gia đình tôi đã được mở rộng lên đến 6 ha, gồm: 2.000 cây cam lòng vàng; 1.000 cây bưởi Diễn; 300 cây nhãn. Năm 2015, gia đình tôi đã cho thu hoạch sản phẩm, lợi nhuận đem về 600 triệu đồng.

 

Ngoài việc phát triển và nhân rộng mô hình trồng các loại cây ăn quả có múi, một số gia đình còn áp dụng khoa học kỹ thuật ươm ghép giống cây các loại bán ra thị trường. Tiêu biểu có gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn. Mỗi năm gia đình anh cung ứng 4-5 vạn cây giống các loại cho người dân trong và ngoài địa bàn xã, trung bình mỗi anh bán giá 20.000 đồng/cây, năm vừa qua anh thu gần 1 tỷ đồng từ việc bán các loại cây giống.

 

Đồng chí Bạch Công Diển, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Sơn chia sẻ: “Trong thời gian tới, cấp ủy Đảng và chính quyền xã sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ những gia đình có nguyện vọng chuyển đổi trồng cây ăn quả có múi. Tổ chức các lớp học và hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất. Đồng thời đồng chí cũng hy vọng mô hình trồng cây các loại cây ăn quả có múi sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao, cải thiện đời sống nhân dân”.

 

Tuy nhiên, chính quyền xã cũng khuyến cáo các hộ dân không nên ồ ạt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để trồng cây ăn quả có múi. Tránh lặp lại tình trạng như cây mía, sản phẩm không có đầu ra, giá thành rẻ mạt. Các cơ quan chức năng khuyến khích các hộ dân tận dụng diện tích đất vườn tạp, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất để trồng cây ăn quả có múi. Ngoài ra, những hộ dân đã và đang phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi cần tiếp tục tham gia các lớp học chuyển giao khoa học kỹ thuật, tích cực học hỏi để năng suất cây trồng cao hơn.

 

                                                                             

 

                                                                     Đức Anh (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục