Lãnh đạo tỉnh và các ngành thường xuyên động viên, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. ảnh: Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Nhà máy may xuất khẩu GGS KCN bờ trái sông Đà.
(HBĐT) - Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, môi trường kinh doanh của tỉnh đã có những khởi động tích cực nhưng so với yêu cầu vẫn còn những vấn đề cần giải quyết. Tỉnh đang triển khai các giải pháp cụ thể tạo lập xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh lành mạnh.
Môi trường kinh doanh nhìn từ chỉ số PCI hàng năm
Năm 2015, tỉnh ta đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh ta xếp thứ 48. Trong đó lần lượt các năm 2011 - 2015 là: 47,41,62,44, 46 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Theo bảng điểm chỉ số PCI thành phần, năm 2015 tỉnh đạt 57, 13 điểm, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 55, 5 điểm. Bình quân giai đoạn 2011-2015, chỉ số gia nhập thị trường của tỉnh là 7,7, xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bảo đảm theo Luật. Nhưng sau khi có giấy đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải xin cấp một số các loại giấy khác, so với các tỉnh mất nhiều thời gian. Ngoài ra, bộ phận một cửa chưa đạt yêu cầu và còn hình thức. Chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh là 6,1, xếp thứ tự bình quân 38/63 tỉnh, thành phố. Thời gian cấp giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đất tương đối dài. Việc giải quyết vướng mắc trong cấp GCN QSD đất khá phức tạp. Khung giá đất, nhất là giá thuê hạ tầng KCN còn cao trong khu vực.
Bình quân chỉ số minh bạch tỉnh xếp thứ 25,4/63 tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với các quy hoạch, kế hoạch và các tài liệu pháp lý. Các trang thông tin điện tử đầy đủ nhưng không được cập nhật thường xuyên. Các dịch vụ hành chính qua mạng hạn chế. Chi phí thời gian của tỉnh xếp bình quân 47,6/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu các quy định. Cán bộ Nhà nước kém thân thiện và kém hiệu quả. Doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục. Bình quân chi phí không chính thức xếp thứ 51,8/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí tương đối lớn với thu nhập của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phản ánh hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu, thẩm định dự án. Còn nhiều doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra các khoản chi phí để đạt được mục tiêu tạo điều kiện cho cán bộ nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Về tính năng động của đội ngũ lãnh đạo, tỉnh xếp bình quân 39,8/63 tỉnh, thành phố. Tỉnh linh hoạt trong tạo môi trường kinh doanh và quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân nhưng vẫn thận trọng trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Vẫn tồn tại việc chưa chấp hành hoặc chấp hành một cách hình thức ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh tại các sở, ngành và UBND các huyệnThông qua chỉ số PCI thường niên cho thấy, môi trường kinh doanh của tỉnh dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn với doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cơ quan QLNN còn chậm. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, trách nhiệm và ý thức cán bộ, công chức của các cơ quan QLNN trong việc giải quyết các TTHC còn thiếu thiện cảm cho doanh nghiệp và người dân. Còn nhiều cơ quan bị doanh nghiệp và người dân phản ánh gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Đặt mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp
Hiện các ngành chức năng đang tham mưu cho tỉnh đề xuất các giải pháp đồng bộ để tạo lập môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh. Theo đó đặt chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: Duy trì thứ bậc PCI hàng năm ở mức 30-40/63 tỉnh, thành phố. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông kết nối với các tỉnh đồng bằng và kết nối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN), trung tâm đô thị của tỉnh. Phấn đấu có 550 ha đất các KCN đã được giải phóng mặt bằng. Mặt bằng giá thuê đất gắn liền với hạ tầng KCN, CCN, thấp hơn bình quân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-60%. 100% lĩnh vực dịch vụ công mà Nhà nước cung cấp trực tuyến ở mức độ cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Công khai tất cả các thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị, trang thông tin điện tử của tỉnh và các ngành, địa phương. Giảm thời gian và cuộc thanh tra chồng chéo đối với doanh nghiệp.
Rút ngắn thời gian thẩm định chủ trương đầu tư, cấp phép xây dựng, làm thủ tục thanh toán vốn đầu tư công còn so với quy định của pháp luật. Rút ngắn thời gian cấp GCN QSDĐ chỉ còn 2/3 thời gian so với quy định. Thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn 3 ngày, cải thiện các khâu liên quan, rút ngắn thời gian đăng ký đến khi triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế rút ngắn thời gian để doanh nghiệp nộp thuế còn 120 giờ /năm. Rút ngắn thời gian doanh nghiệp tiếp cận điện năng tại các KCN, CCN không quá 50 ngày. Phấn đấu thời gian làm thủ tục xuất khẩu 14 ngày, nhập khẩu 13 ngày.
UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu cụ thể trên. Trong đó, tập trung cải cách hành chính, tăng cường phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao năng lực, tránh nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm, thực hiện mục tiêu đồng hành, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.
LC
(HBĐT) - Chiều 27/4, thực hiện chương trình công tác tháng 4/2016, UBND tỉnh đã làm việc với Sở NN&PTNT về thực hiện nhiệm vụ của ngành năm 2016. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công Thương, KH&CN, Văn phòng UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện các Chi cục, phòng, ban trực thuộc Sở NN&PTNT.
(HBĐT) - BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn kiểm tra tình hình phát triển KTTT của huyện.
(HBĐT) - Theo Agribank Chi nhánh Hòa Bình, trong quý I/2016, doanh thu dịch vụ của Chi nhánh đạt gần 6,3 tỷ đồng, tăng 797 triệu đồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước tỉnh (NHNN) đã làm tốt công tác lưu thông tiền tệ, đảm bảo an toàn kho quỹ. Thống kê trong quý I, NHNN tỉnh đã cung ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, an toàn các nghiệp vụ thanh toán với số tiền luân chuyển trên 4.100 tỷ đồng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
(HBĐT) - BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra tình hình phát triển KTTT của huyện.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi đã thực hiện “bước nhảy dài” trong công tác xóa đói- giảm nghèo (XĐGN) khi giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 53,8% năm 2010 xuống còn 18,15% năm 2015 (theo tiêu chí mới), tức là bình quân mỗi năm giảm được 7,1%, bình quân thu nhập đầu người đến năm 2015 đạt 14,38 triệu đồng. Để có kết quả này, huyện đã triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng hàng đầu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.